Hiệu quả của việc giao khoán bảo vệ rừng
Hoàng Thanh Thủy
2013-10-20T23:00:05-04:00
2013-10-20T23:00:05-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/bvptr/Tin-tuc-su-kien/Hie-u-qua-cu-a-vie-c-giao-khoa-n-ba-o-ve-ru-ng-8.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thực hiện chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ phát triển rừng, Ban quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập đã thực hiện tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng và mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được giao quản lý bảo vệ 25.926 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích rừng tự nhiên có 25.505 ha, chiếm 98,5 % tổng diện tích. Thực hiện công tác bảo vệ phát triển rừng, Ban Quản lý VQG tổ chức thực hiện giao khoán cho 9 cộng đồng dân cư thuộc ba xã vùng đệm và 4 đơn vị là các Đồn biên phòng thuộc tỉnh Bình Phước và Đăk Nông đóng chân trên địa giới hành chính của Vườn. Để thực hiện tốt công tác này, Ban Quản lý Vườn đã thành lập Ban Quản lý dự án Bảo vệ và Phát triển rừng do Giám đốc Vườn làm Trưởng ban; có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra , giám sát tình hình thực hiện hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, đồng thời tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán tiền công nhận khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng dân cư và đơn vị nhận khoán. Do được tổ chức giao khoán chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra giám sát nên kết quả thực hiện việc bảo vệ rừng của các cộng đồng dân cư và đơn vị nhận khoán luôn đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chất lượng rừng của Vườn gia tăng, trạng thái rừng lồ ô thuần loài trước đây nay đã có các loài cây gỗ mọc xen lẫn, trạng thái rừng nghèo nay đã có trữ lượng, độ che phủ của rừng được nâng cao, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng không còn xảy ra. Diện tích rừng giao khoán cho các cộng đồng dân cư được bảo vệ tốt giúp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG ngày càng phát triển, đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng Kiểm lâm Vườn trong thực hiện chức trách nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng. Đặt biệt, trong các năm qua đã khống chế được việc người dân cố tình đốt rừng làm rẫy, tình trạng khai thác lâm sản và săn bẫy thú rừng giảm hẳn so với trước đây. Điểm đáng ghi nhận trong công tác quản lý bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập chính là đã tạo thêm việc làm cho 300 lao động là người dân địa phương với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng người/tháng, qua đó giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Trao đổi về những hạn chế trong công tác bảo vệ phát triển rừng của đơn vị, đồng chí Nguyễn Ngọc Long – Phó Giám đốc Vườn nêu rõ: Thời gian qua, tuy đơn vị đã có nhiều nổ lực thực hiện nhiệm vụ nhưng còn chưa ngăn chặn được việc khai thác lâm sản, bẩy bắt động vật hoang dã trái phép; công tác vận động nhân dân sống xung quanh vùng đệm chưa được phát huy cao, và nhất là các cộng đồng nhận khoán còn thiếu kỹ năng tuần tra, phát hiện các hành vi xâm hại rừng nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn đơn vị…./.
Tác giả bài viết: Hoàng Thanh Thủy
Nguồn tin: Quỹ Bảo vệ và PTR