Sự hình thành và phát triển

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC

Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, thế mạnh của tỉnh...
Bình Phước là địa bàn chiến lược trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là chiến trường giằng co giữa ta và địch, cũng là nơi quân và dân ta làm nên những chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi chung giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong suốt quá trình đấu tranh, xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Phước luôn nêu cao tinh thần đấu tranh quật khởi, tiếp bước truyền thống cha anh, phát huy thế mạnh nội lực để chung tay đoàn kết bảo vệ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển đi lên.
 
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 240 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
 
Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số khoảng trên 900 ngàn người, mật độ dân số đạt khoảng trên 130 người/km² (theo số liệu thống kê năm 2011), gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, 3 thị xã.
 
Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với tổng diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391.174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp (diện tích hơn 5.211 ha), tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài và một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh) với tổng diện tích hơn 28.300ha.
 
Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tư.
 
Giới thiệu Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển cơ quan từ ngày thành lập đến ngày 14/11/2015:

Chặng đường hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tiền thân của Sở Canh nông, đã trải qua nhiều lần đổi tên và sát nhập từ các Sở (Ty) Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi và Thủy sản.... Đặc biệt sau khi tái lập tỉnh Bình Phước (01/01/1997), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bình Phước, sự phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ ngày thành lập đến nay Sở đã thay đổi 01 lần địa điểm trụ sở, 02 lần Giám đốc: Từ năm 1997-2011 Sở tọa lạc tại đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Phú, TX. Đồng Xoài, T. Bình Phước; Từ năm 2011 đến nay: Đường Tôn Đức Thắng, P, Tân Bình, TX.Đồng Xoài, T.Bình Phước; Ông Nguyễn Văn Nguyện là Giám đốc Sở từ năm 1997-2004; từ năm 2004 đến 01/12/2015, Giám đốc Sở là ông Nguyễn Văn Tới; từ 01/12/2015-15/12/2020 Giám đốc Sở là ông Trần Văn Lộc. Từ 16/12/2020 đến nay Giám đốc Sở là ông Nguyễn Thanh Bình.
Sơ lược về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ: 
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nắm bắt nhu cầu từ thực tiễn của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đồng thời  căn cứ vào các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương có liên quan, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh Bình Phước ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở NN & PTNT qua các mốc thời gian khác nhau như sau:
- Quyết định số 39/2005/QĐ-UB ngày 28/3/2005;
- Quyết định số 32/2008/QĐ-UB ngày 14/7/2008;
- Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 24/6/2010;
- Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 21/9/2018;
Qua đó cho thấy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh qua các giai đoạn khác nhau. Về tổ chức bộ máy của Sở qua các mốc thời gian có những thay đổi chủ yếu:
1.     Từ 1997 đến 2004:
- Năm 1998 thành lập thêm phòng Thủy sản và Chi cục Phát triển Lâm nghiệp (phòng Lâm nghiệp được chuyển giao về Chi cục phát triển Lâm nghiệp);
- Năm 2000 UBND tỉnh ban hành Quyết định chuyển Chi cục Di dân - Định canh - Định cư tỉnh về trực thuộc Sở.
- Ngày 31/3/2003 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 30/2003/QĐ-UB về việc phân cấp cho UBND các huyện quản lý các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng kinh tế trên địa bàn huyện, gồm các đơn vị: Ban QLRKT Suối Nhung, các Ban QLRPH: Thống Nhất, Đức Bổn, Lộc ninh .
2.     Từ 2004 đến 2007:
- Phòng Tổ chức - hành chính được đổi tên thành Văn phòng Sở;
- Chi cục Phát triển Lâm nghiệp được đổi tên thành Chi cục Lâm nghiệp;
- Chi cục Phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi cục Di dân - Định canh - Định cư và phòng Chính sách NN &PTNT;
- Thành lập mới Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão trên cơ sở phòng Thủy lợi;
- Thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Nội vụ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 809/2007/QĐ-UBND ngày 17/5/2007 chuyển giao Chi cục Kiểm lâm về thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Ngày 16/3/2006 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/2006/QĐ-UB về việc ban hành Quy chế tổ chức Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước, rừng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo đó tất cả các Ban QLR trên địa bàn tỉnh phân cấp về huyện quản lý.
3. Từ 2008 đến 2010:
- Các phòng chức năng của Sở được điều chỉnh: Giải thể phòng Nông nghiệp (nhiệm vụ QLNN về trồng trọt được giao về cho Chi cục BVTV, về chăn nuôi được giao về cho Chi cục Thú y); thành lập mới Phòng Quản lý xây dựng công trình, Phòng Pháp chế và Phòng Tổ chức cán bộ; kiện toàn Văn phòng Sở, Thanh tra sở, Phòng Thủy sản; đổi tên Phòng Kế hoạch thành Phòng Kế hoạch – Tài chính Sở.
- Các đơn vị hành chính – sự nghiệp trực thuộc: Thành lập mới các đơn vị: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trung tâm Thuỷ sản, Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp và Trung tâm Điêu tra quy hoạch Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đổi tên Trung tâm Khuyến nông thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư
4. Từ 2011 đến nay:
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về NN&PTNT trên địa bàn tỉnh, căn cứ vào các quy định của trung ương và tình hình thực tế của tỉnh Sở đã tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở:
Năm 2012 Sở xây dựng đề án và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1567/QĐ/UBND ngày 03/08/2012 thành lập Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh.
5. Từ 2018 đến nay
Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Phước hiện có khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Sở quản lý. 
Sở NN & PTNT gồm Khối Văn phòng Sở, Thanh tra Sở; 06 đơn vị trực thuộc gồm: Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy lợi, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Ban QL khu NN ứng dụng công nghệ cao, các Ban QLRPH Bù Đốp, Đăk Mai .
Danh sách Ban lãnh đạo Sở qua các thời kỳ:
 
 


Ban lãnh đạo Sở chụp kỉ niệm ngày truyền thống ngành 14/11/2015


Ban lãnh đạo Sở qua các thời kỳ chụp hình lưu niệm với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngànn

Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chức năng, nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng được tăng cường trên nhiều lĩnh vực; để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý ngành ở địa phương, phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành và chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước; việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành, đảm bảo không chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ được giao, đảm bảo tinh gọn và thống nhất, hoạt động thông suốt, hiệu quả hơn là việc làm thường xuyên. Vì vậy trong thời gian tới Sở tiếp tục củng cố, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ ban hành về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV (Thông tư 14) cơ cấu tổ chức của Sở được kiện toàn theo một số quy định chủ yếu sau:
1. Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 03 người;
2. Tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, văn phòng và thanh tra không quá 06.
3. Các Chi cục thuộc Sở:
Số lượng Chi cục quản lý chuyên ngành được tổ chức lại đảm bảo tinh, gọn không quá 07 Chi cục.
4. Tổ chức sự nghiệp trực thuộc:
Căn cứ vào đặc điểm và khối lượng công việc thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (hoặc không thành lập) tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở. Tổ chức Khuyến nông địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về Khuyến nông.
Có thể nói, trong suốt chặng đường phát triển, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT không ngừng đổi mới, sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.
* Một số mục tiêu nhiệm vụ 2011 – 2015 là:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5-6%. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 33%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới
- Đưa nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất. Phát triển công nghệ sinh học, triển khai xây dựng các khu, vùng và doanh nghiệp công nghệ cao.
- Đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo yêu cầu và phát triển sản xuất nông nghiệp năng suất - chất lượng - hiệu quả - bền vững và xây dựng nông thôn mới.
- Ứng phó kịp thời và có hiệu quả biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
  * Đến năm 2015 đạt chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Phấn đấu giữ tỷ lệ che phủ của cây rừng đến năm 2015 ở mức 20%, tỷ lệ che phủ chung kể cả cây công nghiệp dài ngày có tán lớn đến 2015 ở mức 60,2%.
- Tỷ lệ dân số được cung cấp nước hợp vệ sinh đến 2015 đạt 90%.
- Diện tích 1 số cây công nghiệp chủ yếu đến năm 2015:
  Cây cao su: 175.000 ha
  Cây điều: 149.000 ha
  Cây tiêu 10.500 ha
   Cây cà phê: 12.000 ha
- Tống số vật nuôi chính đến năm 2015:
Đàn trâu: 24.500 con
Đàn bò: 124.000 con
Đàn lợn: 245.000 con
Gia cầm: 2.620 con
-  Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015: 2.650.000 ha
* Một số giải pháp chủ yếu giai đoạn:  2011 – 2015 là:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về nông thôn mới nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 mỗi huyện, thị có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; mở rộng diện tích cây caosu, phát triển hồ tiêu, cacao, cây ăn quả ở những vùng đất thích hợp; duy trì diện tích và nâng cao năng suất cây điều; tiếp tục triển khai chương trình trồng cao su phục vụ xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc. Phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn theo quy hoạch, đồng thời tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu tác hại đến vật nuôi; tổ chức và hiện đại hóa cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 03 loại rừng và đất rừng. Gắn phát triển trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích đất chuyển đổi ra khỏi đất lâm nghiệp, đặc biệt là diện tích liên doanh trồng cao su với các doanh nghiệp giao về cho địa phương quản lý sau thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trên cơ sở tận dụng mặt nước của các ao, hồ, đập sẵn có trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích đổi mới và xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả theo hướng phát triển gia trại, trang trại có quy mô phù hợp; phát triển hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn như doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút lao động tại chỗ. Thúc đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến có năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu của các công trình thủy lợi, kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt cho dân cư sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Tóm lại, qua thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Tỉnh uỷ, các chương trình mục tiêu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đến nay Bình Phước đã tạo được những chuyển biến tích cực trong việc hình thành trung tâm giống con, giống cây chất lượng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới… Tuy nhiên, thế mạnh và tiềm lực về khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất và cả truyền thống, ý chí cách mạng cũng như đất đai, nguồn nước, thị trường, thông tin… chưa được phát huy hết sức. Để trở thành trung tâm giống chất lượng cao; kỹ thuật công nghệ và dịch vụ tiên tiến, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước, tỉnh cần nổ lực hơn nữa, dồn sức hơn nữa thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX./.
 
 CÁC PHÒNG THUỘC SỞ
STT Các phòng  Điện thoại
01 Văn Phòng Sở 02713.3879948
02 Thanh Tra 0271.3881427
03 Phòng Kinh tế hợp tác  
 
 
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ
STT Đơn vị trực thuộc
01 Chi cục Thủy lợi 
02 Chi cục Kiểm Lâm
03 Chi cục Chăn nuôi và thú y
04 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
05 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
06 Quỹ Bảo vệ và PTR
07 Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp
7 Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Mai

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây