Kiểm lâm Vườn quốc gia đang gồng mình để bảo vệ rừng trong thời gian cao điểm mùa khô

Thứ sáu - 03/05/2024 04:08 52 0
Với diện tích 25.598,24 ha rừng tự nhiên nằm ở phía đông bắc tỉnh Bình Phước độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nơi chuyển tiếp vùng khí hậu của tây Nguyên với Đông Nam bộ, giáp ranh tỉnh Đắk Nông và biên giới Việt Nam – Campuchia, hệ thống sông suối gồm các dòng sông Ðăk Huýt, Đăk Sam chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, Ðăk Sá, Ðăk Ka, và suối Ðăk Me, đây cũng được coi là nơi cung cấp nguồn nước cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơ và thủy điện Cần Đơn, tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nắng nóng kéo dài, đến nay hạn hán, tình trạng thiếu nước không còn chỉ xảy ra cục bộ, mà các sông, suối lớn ở trong Vườn quốc gia hầu như không còn dòng chảy mà chỉ còn nước ngầm và nước đọng lại ở những vũng trũng, nguy cơ thiếu nước cao, ảnh huởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của lực lượng Kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng ở đây.

Lực lượng Kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng của Vườn tìm kiếm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt tại các Chốt bảo vệ rừng
Theo dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khả năng từ tháng 6 trở đi, El Nino mới suy yếu và chuyển dần sang pha La Nina với xác suất khoảng 55 - 60% mới có những cơn mưa trở lại. Do vậy các Trạm Kiểm lâm, Chốt bảo vệ rừng tại những khu vực giáp ranh Đăk Nông vẫn không quản ngại khó khăn, dẫn nước từ những khe suối còn nước chảy về chốt, hoặc vét những vũng nước còn đọng lại để lắng đọng bùn, thảm mục, lá cây trong nước mới có thể múc từng can vác về chốt để sinh hoạt duy trì bám chốt, thường xuyên tăng cường tuần tra những khu vực có nguy cơ xảy ra khai thác lâm sản trái phép và nguy cơ xảy ra cháy rừng, luôn đảm bảo lực lượng trực phòng cháy, chữa cháy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì đây là khu rừng còn mang đậm nét hoang sơ của rừng nguyên sinh đặc trưng của rừng ẩm thường xanh, có rừng dầu rụng lá theo mùa, rừng lồ ô xen cây gỗ, còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Gấu chó, Báo gấm, Bò tót, Gà tiền mặt đỏ, Gấu ngựa, Chà vá chân đen, Khỉ mặt đỏ thuộc bộ linh trưởng cần phải bảo vệ nghiêm ngặt ngoài mục đích bảo tồn còn phục vụ nghiên cứ khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái nên các anh em càng phải đồng lòng vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi đam mê với nghề./.
Tác giả bài viết: Dương Quang Hùng
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng VQG Bù Gia Mập:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại195,197
  • Tổng lượt truy cập6,978,168
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây