Triển khai thực hiện Chỉ thị số 9095/CT-BNN-TCLN ngày 30/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Hữu
2022-04-06T23:02:42-04:00
2022-04-06T23:02:42-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/kiem-lam/tin-tuc-su-kien/trien-khai-thuc-hien-chi-thi-so-9095-ct-bnn-tcln-ngay-30-12-2021-cua-bo-nong-nghiep-va-ptnt-tren-dia-ban-tinh-binh-phuoc-539.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 9095/CT-BNN-TCLN ngày 30/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Văn bản của Tổng cục Lâm nghiệp và chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung cụ thể:
Chi cục Kiểm lâm
Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng, tham mưu Sở trình UBND tỉnh Kế hoạch tổ chức Lễ phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời Nhớ ơn Bác Hồ” cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/2022).
Ảnh tư liệu: Bác Hồ trồng cây Đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây ngày 16/2/1969
Tiếp tục tham mưu Sở trình UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 18/10/2017 của Tỉnh ủy Bình Phước và Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 05/12/2017 của UBND tỉnh.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm tra, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng (đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm), các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị chủ rừng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án PCCCR rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” và lực lượng ứng trực 24/24 giờ, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.
Báo cáo tình hình, kết quả công tác cập nhật theo dõi diễn biến rừng và tham mưu, trình UBND tỉnh công bố hiện trạng rừng năm 2021 trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT.
Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa (Kiểm lâm, Bộ đội, Công an và các lực lượng có liên quan) trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR, có các phương án đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng, ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Đội Cơ động liên ngành Bảo vệ rừng tỉnh Bình Phước
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR; tuần tra, kiểm tra, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng (đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm), các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; có các phương án đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng hỗ trợ các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong PCCCR; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Các đơn vị chủ rừng
Chủ động rà soát phương án PCCCR đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp nhất là hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp. Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán, các chủ dự án trồng cây lâm nghiệp, cây cao su thực hiện tốt công tác PCCCR. Chủ động kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích tại các lâm phần đã được giao quản lý, sử dụng; kiên quyết xử lý vi phạm, thu hồi và buộc khắc phục hậu quả, trồng lại rừng theo quy định của pháp luật.
Tác giả bài viết: Hữu
Nguồn tin: Chi cục Kiểm lâm