Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về công tác xây dựng và bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp. Trong những năm qua, Văn phòng Điều phối tỉnh đã triển khai một số văn bản về thực hiện cảnh quan môi trường, từ đó góp phần làm cho môi trường nông thôn luôn sạch đẹp, hài hòa, và được một số kết quả nổi bật cụ thể như sau:Tình hình thực hiện tiêu chí Môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể đường làng, ngõ xóm không chỉ sạch mà còn đẹp, gọn gàng, có nhiều tuyến đường trở thành đường mẫu xanh - sạch - đẹp, công tác kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được quan tâm hơn, việc thu gom và xử lý chất thải dần đi vào nề nếp.Tại một số xã phấn đấu đạt chuẩn nâng cao trong năm tiếp theo đã bắt đầu triển khai các hoạt động xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, chỉnh trang nhà cửa đảm bảo 3 sạch và quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, chất thải chăn nuôi trên địa bàn.
Qua những kết quả đạt được nêu trên, để đảm bảo tính bền vững và được sự hưởng ứng tích cực từ nhân dân. Văn phòng Điều phối tỉnh kiến nghị các địa phương như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sát sao có hiệu lực, hiệu quả cao hơn trong công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị, hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ văn bản liên quan đến Môi trường và, nâng cao nhận thức của nhân dân nhằm đưa công tác bảo vệ Môi trường trở thành nề nếp thường trực trong đời sống, sinh hoạt của người dân; Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý rác thải trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng vận động người dân phân loại rác thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế đúng nơi quy định.
Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức: qua loa phát thanh, truyền hình, quảng bá, qua tập huấn tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt và cách vận động “dài hơi”, kiểu “mưa dầm thấm lâu”, đến từng hộ gia đình để vận động “lần 1, lần 2, lần 3 và nhiều lần khác nữa”, hoặc “làm mẫu” để mọi người noi theo, “nói được làm được”, “làm cho dân hiểu” vừa hiểu về cách làm, hiểu về tác hại của những vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh sống, sản xuất nông nghiệp gây ra cho sức khỏe người dân để dân phải “sợ” mà “cải thiện lối sống, điều chỉnh hành vi của mình gây ra”, hiểu về tác dụng tích cực của việc chỉnh trang, cải thiện môi trường nông thôn, làm cho môi trường tốt lên… Có thể nói, một trong những giải pháp thành công nữa đó là chính quyền địa phương phải quyết liệt, vừa phải “mạnh tay”, vừa “mềm dẻo” trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện và thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ vững tiêu chí, thay đổi nhận thức người dân, Bảo vệ Môi trường sống xanh - sạch - đẹp và an toàn
.