Mục tiêu đề ra của kế hoạch năm 2023 phấn đấu có 07 xã đạt chuẩn NTM, lũy kế 80/86 xã đạt chuẩn nông thôn; phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lũy kế 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Đồng Phú đạt chuẩn huyện nông thôn mới; thị xã Chơn Thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; từng bước hoàn thiện hồ sơ huyện Lộc Ninh phấn đấu về đích huyện nông thôn mới.
Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu
Các giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động; rà soát, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình; tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình; phát động phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới.
Để hoàn thành tốt Kế hoạch, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể từng cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện. Trong đó Văn phòng Điều phối NTM tỉnh: Là cơ quan thường trực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh, chỉ đạo và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, kiểm tra đôn đốc tiên độ triển khai thực hiện Chương trình và tháo gở khó khăn vướng mắc cho các địa phương, báo cáo kết quả thực hiện cho Ban chỉ đạo tỉnh.
UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể nhiệm vụ cho 06 xã phấn dấu về đích NTM và 07 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 khoảng 2.511.675 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 182.605 triệu đồng; ngân sách địa phương khoảng 1.769.070 triệu đồng, nguồn lồng ghép và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp khoản 560.000 triệu đồng.