1. Kết quả hoạt động củaThanh tra Sở
Công tác thanh tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý
Tổng số vụ vi phạm: 27 vụ. Trong đó:
Lĩnh vực ATTP: 01 vụ
Lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y: 03 vụ
Lĩnh vực Trồng trọt – BVTV: 23 vụ.
Các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực Trồng trọt – BVTV là kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 161.850.000 đồng.
Tình hình buôn lậu gian lận thương mại năm 2021 giảm 15 vụ so với năm 2020 (năm 2020 là 41 vụ). Trong đó lĩnh vực Trồng trọt – BVTV giảm 09 vụ và Chăn nuôi thú y giảm 6 vụ.
2. Chi cục Kiểm lâm
Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý
- Tổng số vụ vi phạm hành chính phát hiện, bắt giữ: 70 vụ. Trong đó:
+ Khai thác rừng trái pháp luật: 09 vụ;
+ Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng: 12 vụ.
+ Phá rừng trái pháp luật: 06 vụ;
+ Vi phạm quy định chung về bảo vệ động vật rừng: 04 vụ;
+ Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng gây cháy rừng: 02 vụ.
+ Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: 12 vụ.
+ Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật: 11 vụ.
+ Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ trong vận chuyển, mua, bán, chế biến lâm sản: 11 vụ.
+ Vi phạm khác (Sử dụng đất rừng vào mục đích khác) : 02 vụ
+ Sử dụng súng săn trong rừng trái pháp luật: 01 vụ.
- Tổng số vụ đã xử lý: 69 vụ. Cụ thể:
+ Xử lý hành chính: 67 vụ (Tổ chức: 07; Cá nhân: 28).
+ Xử lý hình sự: 02 vụ. Trong đó:
+ Vụ thứ nhất: Sử dụng súng săn trái phép do Vườn quốc gia Cát Tiên chuyển đến Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng. Vụ việc được Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng chuyển giao hồ sơ sang Công an huyện Bù Đăng.
+ Vụ thứ hai: Xảy ra tại Rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo Điều 232 Bộ luật hình sự 2015, sữa đổi, bổ sung sung năm 2017. Kết quả xét xử 01 bị cáo với 02 năm tù.
- Tang vật, phương tiện tịch thu:
+ Xe gắn máy 02 bánh: 10 chiếc;
+ Máy cưa: 03 cái.
+ Súng săn: 02 khẩu.
+ Gỗ các loại: 21,039 m3 gồm gỗ tròn và gỗ xẻ. Trong đó: Gỗ xẻ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA là 4,245 m3.
- Tổng các khoản thu, nộp ngân sách: 733.833.159 đồng. Trong đó:
+ Tiền xử phạt vi phạm hành chính: 380.910.051 đồng.
+ Tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu: 352.923.108 đồng.
Thuận lợi
Hệ thống văn bản pháp luật từng bước hoàn thiện phù hợp với thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương chặt chẽ hơn.
Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389/BP trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Khó khăn
Do tình hình diễn biễn phức tạp của Dịch bệnh Covid - 19 đã ảnh hưởng đến việc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở đóng cửa và ngừng hoạt động tăng lên rõ rệt, cùng với đó là một số xã, phường của huyện, thị xã, thành phố trong thời gian bị giãn cách xã hội, do đó trong năm 2021 công tác thanh tra cũng gặp không ít khó khăn. Mặt khác, kinh phí thanh tra chuyên ngành phải cắt giảm theo chỉ đạo của Sở Tài chính.
Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong trao đổi thông tin, tuần tra, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm còn kém, mang tính chất sự vụ nên hiệu quả công tác bắt giữ, xử lý các đối tượng mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn thấp do các đối tượng này được tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, bố trí phương tiện che chắn, cản đường, phân công người theo dõi các lực lượng chức năng.
Dự báo tình hình
Hoạt động gian lận thương mại và hàng giả là hoạt động trái pháp luật mang lại lợi nhuận rất lớn nên thôi thúc các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, trong thời gian tới tình trạng gian lận thương mại và hàng giả sẽ còn tiếp diễn. Để ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng.
Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện
- Thực hiện công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm ATTP trên các phương tiện thông tin theo đúng quy định.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y theo đúng quy định.
- Thực hiện kiểm dịch đối với các loại rau, củ, quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm không để ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đặc biệt trong các dịp lễ, Tết.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện công tác thanh tra về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt và tăng cường thanh tra đột xuất về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực như: Giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, lĩnh vực thực phẩm nông lâm sản và thủy sản, lĩnh vực lâm nghiệp (nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã) và chất cấm trong chăn nuôi, chất cấm trong chế biến thực phẩm, thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT.
- Xử lý nghiêm và đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm trong quá trình thanh tra. Công khai các trường hợp vi phạm hành chính theo đúng quy định.
- Tăng cường kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong tỉnh và ra ngoài tỉnh.
- Duy trì và tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại các chốt kiểm dịch liên ngành đầu mối giao thông để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật ra vào trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, những điểm nóng xảy ra việc phá rừng, mua, bán lâm sản trái pháp luật.
- Triển khai việc thực hiện các kế hoạch đã được xây dựng; thực hiện phối kết hợp với các lực lượng chức năng liên quan trong truy quét ở các tụ điểm thường xảy ra việc khai thác, mua, bán, chế biến, cất giữ, kinh doanh lâm sản trái pháp luật.
- Duy trì mạng lưới cung cấp tin báo nhằm nắm bắt kịp để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật.