Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi toàn đực và đánh giá khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế của cá rô phi nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”

Chủ nhật - 22/10/2023 23:30 100 0
Ngày 12/10/2023 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi toàn đực và đánh giá khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế của cá rô phi nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
Tham dự hội thảo gồm có các nhà khoa học Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm – giảng viên khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nông Lâm tp. Hồ Chí Minh; Thạc sỹ Trần Hữu Phúc - Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, Viện Nuôi trồng Thuỷ sản 2; đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT; đại diện Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện các cơ sở kinh doanh giống thủy sản, đại diện các CLB Khuyến ngư, Tổ nghề cá và người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, Cá rô phi đứng thứ tư trong danh sách top 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ. Khối lượng tiêu thụ tiếp tục tăng vì thiết kế sản phẩm giá trị gia tăng địa phương và thực phẩm hiện nay phát triển các công nghệ mới để cá rô phi trở thành một sự lựa chọn cho nguồn thực phẩm hằng ngày.
Một trong những ưu điểm để cá rô phi trở thành đối tượng nuôi quan trọng là tính ăn tạp, tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể nuôi đơn loài ở mật độ cao, cho sản lượng lớn. Tuy nhiên, với những nhược điểm như: tuổi thành thục sớm (4 - 6 tháng tuổi), khoảng cách các lần đẻ ngắn (20 - 30 ngày) và có thể sinh sản tự nhiên trong ao nên cá nuôi sẽ chậm lớn, kích cỡ không đều khi thu hoạch, hiệu quả không cao. Với đặc tính sinh sản nhiều lần trong 1 năm (10 - 13 lần) nên cá rô phi cái có tốc độ tăng trưởng rất thấp. Để có được sản lượng lớn từ nuôi trồng, cá thả nuôi phải hạn chế sinh sản và phải chọn toàn cá đực thì mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Do vậy, khi nuôi cá rô phi thương phẩm thì cá đực cho hiệu quả hơn cá cái.
Với chức năng nhiệm vụ, cùng năng lực đội ngũ kỹ thuật và cơ sở vật chất về sản xuất giống cá thủy sản nước ngọt đặc biệt là cá rô phi. Nhóm đề tài đã đề xuất và được cho phép thực hiện Đề tài Ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi toàn đực và đánh giá khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế của cá rô phi nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với các mục tiêu :
- Sản xuất giống rô phi toàn đực để khắc phục những nhược điểm về sinh sản (cá rô phi thành thục sớm, sinh sản tự nhiên gần như quanh năm nên khó kiểm soát được mật độ thả trong ao và trong quần đàn, cá cái thường tăng trưởng chậm và có kích cỡ nhỏ hơn so với cá đực) nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất và hiệu quả của nghề nuôi.
- Đánh giá khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế nuôi thương phẩm cá rô phi trên địa bàn tỉnh Bình Phước để làm cơ sở nhân rộng và phát triển đối tượng chủ lực.
Hội thảo khoa học thảo luận một số nội dung cũng như các vấn đề đặt ra như:
- Đánh giá một số kỹ thuật sản xuất cá rô phi đơn tính đực
- Đánh giá tình hình chọn giống cá rô phi đỏ tại Việt Nam : Những kết quả đạt được.
- Đánh giá nguồn nguyên liệu thức ăn cho cá rô phi theo hàm lượng dinh dưỡng.
- Đánh giá khả năng phát triển kinh tế về cá rô phi đơn tính.
- Một số Giải pháp phát triển giống cá rô phi trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Ứng dụng sản xuất cá rô phi đơn tính tại trại giống của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước.
- Đánh giá ảnh hưởng của 17α-methyltestosterone lên tỷ lệ đực hóa trong sản xuất giống cá rô phi đơn tính (Oreochromis Niloticus).
- Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi giới tính của cá rô phi giống.
- Đánh giá tốc độ phát triển của cá rô phi giống.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong sinh sản cá rô phi.
Với những bước thành công đầu về sản xuất con giống cá rô phi toàn đực tại địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ giúp cho bà con ngư dân có địa chỉ cung cấp con giống tốt, tiết kiệm được chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian nuôi cá thương phẩm, tăng nguồn thu nhập và từ đó cải thiện thu nhập của gia đình.
 
                              Ông Lê Thúc Long – PGĐ Trung tâm DVNN phát biểu khai mạc Hội thảo

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – PCT Liên Minh HTX Bình Phước, nguyên GĐ Trung tâm, Chủ nhiệm đề tài
 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm – Giảng viên Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm tp. Hồ Chí Minh
Quang cảnh Hội thảo
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hiền
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN tỉnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay5,279
  • Tháng hiện tại98,833
  • Tổng lượt truy cập6,462,833
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây