Kiến nghị bổ sung hướng dẫn xây dựng công trình trên đất nông nghiệp

Thứ ba - 11/04/2023 23:32 130 0
Đây là một trong những góp ý của ngành nông nghiệp đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Luật Đất đai sửa đổi có liên quan đến 7 luật chuyên ngành do ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý: Trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, đê điều, đòi hỏi có sự thống nhất để khi Luật ban hành không phát sinh những vấn đề trên thực tế.
Để làm rõ những vấn đề của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, chiều ngày 9/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thực hiện trên tinh thần rà soát xem xét các luật chuyên ngành của Bộ NN&PTNT có những gì phải thay đổi. Từ đó, đề xuất để giải phóng tài nguyên đất, phát triển ổn định ngành, tạo động lực phát triển.
"7 luật chuyên ngành này nếu rà soát không kỹ, khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành sẽ rất khó để triển khai. Quan điểm tiếp cận là lấy Luật Đất đai (sửa đổi) làm gốc để rà soát các luật chuyên ngành sửa theo luật.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, dự thảo Luật cần bổ sung về kế hoạch về mục đích sử dụng đất khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Bên cạnh đó xem xét, nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể, tránh chồng chéo xác định loại đất về lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi trong xây dựng một số công trình.
Theo các kiến nghị, cần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp theo yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đề nghị cần bổ sung hướng dẫn về xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp.
 
"Xây dựng công trình trên đất lúa và đất nông nghiệp là rất quan trọng đối với nông nghiệp hiện đại. Diện tích nông nghiệp không phải chỉ có trồng trọt, chăn nuôi, mà vẫn phải xây dựng hạ tầng công nghệ cao, như nhà lưới, các khu chế biến, sơ chế liền với nhau".
“Hiện nay, vấn đề này được quản lý quản lý chặt vì lo ngại làm nhà trên đất nông nghiệp, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn chi tiết tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp hiện đại", ông Đào Thế Anh nhấn mạnh.
Đề nghị phân loại rõ đất lâm nghiệp
Luật chuyên ngành về đất lâm nghiệp là vấn đề được bà Nguyễn Thị Mai Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) đề cập. Theo bà Hiên, về phân loại đất, đề nghị dự thảo Luật vẫn tiếp tục quy định phân tách rõ ràng các loại đất, nhất là đất lâm nghiệp.
Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có quy định đất lâm nghiệp là một trong những loại đất trong đất nông nghiệp. “Ở đây chỉ nói là đất lâm nghiệp, gồm đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, mà chưa rõ là đất đã có rừng hay đất không có rừng để quy hoạch lâm nghiệp. Điều này đang gây khó khăn trong quá trình thống kê giữa ngành nông nghiệp và ngành tài nguyên", bà Hiên phân tích.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, Tổng cục Lâm nghiệp phải xem luật chuyên ngành còn vướng mắc gì cần sửa đổi theo tinh thần của dự thảo Luật Đất đai để ổn định và phát triển ngành. “Nguyên tắc là giải phóng nguồn lực đất đai từ đó quản lý, tạo động lực phát triển", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Ngoài ra, tại hội nghị, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về mức hạn điền, cơ chế hỗ trợ đền bù, tái định cư và tạo sinh kế cho người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay5,483
  • Tháng hiện tại188,530
  • Tổng lượt truy cập6,971,501
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây