Phê duyệt Đề án dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Thanh Thủy
2022-03-28T23:01:36-04:00
2022-03-28T23:01:36-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/bvptr/Tin-tuc-su-kien/phe-duyet-de-an-dich-vu-moi-truong-rung-tren-dia-ban-tinh-binh-phuoc-471.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/bvptr/2022_03/image-20220329095515-1.jpeg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Trước đây, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo Đề án chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nội dung không còn phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Rừng BQL RPH Bù Đốp
Để triển khai các hoạt động có liên quan đến dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định tại Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 21/03/2022 về phê duyệt Đề án dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đây là cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Đối tượng sử dụng DVMTR trong đề án gồm: 16 nhà máy thủy điện sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó: 11 nhà máy thủy điện do Quỹ Trung ương điều phối; 05 nhà máy thủy điện do Quỹ tỉnh thu tiền DVMTR, bao gồm: Thuỷ điện Bù Cà Mau, Thuỷ điện Đăk U, Thuỷ điện Đăk Glun 2, Thuỷ điện Thống Nhất và Thủy điện Đức Thành; Có 39 nhà máy/xí nghiệp sản xuất và cung ứng nước sạch sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, bao gồm: 17 nhà máy/xí nghiệp do Quỹ Trung ương điều phối về cho địa phương và 22 nhà máy/xí nghiệp do Quỹ tỉnh thu tiền DVMTR; Có 107 đơn vị sử dụng nguồn nước để sản xuất công nghiệp, trong đó có 20 đơn vị sử dụng nước mặt và 87 đơn vị sử dụng nước dưới đất (nước ngầm); 3 đơn vị kinh doanh du lịch cảnh quan.
Hiện tại, Đề án xác định có 14 đơn vị chủ rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhận tiền DVMTR, cụ thể: Ban quản lý rừng đặc dụng cung ứng diện tích cung ứng là 29.645,50 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 28.429,62 ha, gồm 02 chủ rừng là: VQG Bù Gia Mập và VQG Cát Tiên.Ban quản lý rừng phòng hộ có diện tích cung ứng là 17.959,80 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 14.409,25 ha, gồm 05 đơn vị chủ rừng là: Ban QLRPH Đắk Mai, Ban QLRPH Bù Đốp, Ban QLRPH Bù Đăng, Ban QLRPH Tà Thiết và Ban QLRPH Lộc Ninh; Doanh nghiệp tư nhân có diện tích cung ứng là 1.608,31 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 1.057,53 ha gồm 04 đơn vị đó là: Công ty Cổ phần SX XD TM NN Hải Vương; Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh; Công ty TNHH Việt Phương BĐ (Công ty TNHH Nông sản Đài Loan) và Công ty TNHH Tinh Thần Việt; Nhóm các đối tượng khác có diện tích cung ứng là 6.721,45 ha, tương ứng với diện tích quy đổi là 5.028,43 ha, gồm 03 đơn vị là: Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, Hạt kiểm lâm liên huyện thị xã Bù Gia Mập - Phước Long, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ.
Trên cơ sở xác định được đối tượng thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng tùy thuộc nguồn thu DVMTR sẽ được tính toán và thay đổi hàng năm tùy thuộc vào sản lượng điện (đối với các cơ sở sản xuất thủy điện); nước thương phẩm (đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch); lượng lượng nước sử dụng (đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất); doanh thu du lịch của năm đó theo giá trị thực tế mà các đơn vị sử dụng DVMTR đạt được, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ xây dựng kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường theo quy định.
Để triển khai các nội dung trong đề án UBND tỉnh yêu cầu Sở ban ngành liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị sử dụng DVMTR,… trên địa bàn tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của mình.
Đồng thời yêu cầu Quỹ Bảo vệ và Phát triến rừng tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm trong quản lý, thanh toán và quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm theo đúng các quy định hiện hành. Căn cứ điều kiện thực tế, hàng năm có trách nhiệm rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thu tiền DVMTR cho phù hợp, đúng với thực tế.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Nguồn tin: Quỹ Bảo vệ và PTR