Theo đó, tổng số tiền DVMTR Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nhận ủy thác từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các đơn vị sử dụng DVMTR nội tỉnh khoản 35,7 tỷ đồng; trong đó, nguồn thu ủy thác chủ yếu từ các nhà máy sản xuất thủy điện chiếm 84,3 % tổng nguồn thu.
Trong năm 2022, tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh dự kiến là 57.147,79 ha với tổng số tiền chi trả hơn 30,3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cho 12 đơn vị chủ rừng, gồm: Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập, Hạt Kiểm lâm liên huyện Thị xã Phước Long- Bù Gia Mập, Ban QLRPH Bù Đăng, Ban QLRPH Bù Đốp, Ban QLRPH Đắk Mai, Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ, Ban QLRPH Tà Thiết, Ban QLRPH Lộc Ninh, Hạt Kiểm lâm huyên Đồng Phú, Công ty Cổ phần SX-TM-XD và Nông nghiệp Hải Vương, Công ty TNHH Tinh Thần Việt.
Mức chi trả bình quân theo lưu vực thấp nhất là 455.415 đồng/ha/năm cao nhất là 787.378 đồng/ha/năm. Đơn giá chi trả bình quân giữa các lưu vực có sự chênh lệch do có đơn vị chủ rừng có diện tích rừng thuộc lưu vực nhiều sông nên số tiền DVMTR được hưởng sẽ cao hơn.
Trên cơ sở kế hoạch tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 được phê duyệt, trong thời gian tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ hướng dẫn các chủ rừng xây dựng kế hoạch thu, chi và tiến hành tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng kịp thời theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong công tác chi trả DVMTR, tiến đến mục tiêu xã hội hóa nghề rừng và phát triển tài nguyên rừng của tỉnh.