Chào mừng 30.4

HỢP TÁC XÃ TRE ĐAN GIA KHANG TẠO VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Thứ tư - 14/01/2015 02:40 1.643 0
Hợp tác xã (HTX) tre đan Gia Khang tại ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú (Bình Phước) là nơi tập trung lao động của những nông dân nghèo, cận nghèo, người khuyết tật và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
Tốt nghiệp trường đại học Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Thành Chung (26 tuổi), chọn địa bàn có nhiều hộ dân khó khăn, đồng bào DTTS, để giúp họ có việc làm, ổn định cuộc sống. Trên 98% đồng bào dân tộc lao động tại đây. Nhiều người không còn đất sản xuất, không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không hết thời gian. Công việc tre đan này, hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần, người cao tuổi, người sức khỏe yếu không làm việc nặng, người khuyết tật, không đi xa được vẫn tham gia đan lát tại chỗ. Với hình thức bán thời gian của những công nhân lao động được gọi là “chân yếu tay mềm” vẫn có thu nhập bình quân một tháng trên 3 triệu đồng. Ưu điểm của HTX tre đan Gia Khang là thời tiết nắng mưa đều làm được. Giám đốc Nguyễn Thành Chung giới thiệu cho chúng tôi biết 2 chị người dân tộc đang chạy máy chuốt nan và chẻ nan mỏng. Còn 2 người khuyết tật ở 2 xã Tân Hòa và Tân Lợi (Đồng Phú), họ nhận sản phẩm về nhà làm. Với mô hình dạy cho công nhân đan tập trung, xong đem nguyên liệu đến từng cá nhân, hoặc họ đến nhận (nếu nhà gần). Chị Hoàng Thị Hứa, dân tộc Tày tâm sự: “Việc làm này vừa sức lao động của tôi. Tôi sẽ gắn bó lâu dài…”. Sản phẩm chính của HTX tre đan Gia Khang chủ yếu sọt, xuất khẩu thị trường Đài Loan. Anh Chung cho biết, ước tính doanh thu hàng tháng của HTX đạt khoảng 100 triệu đồng, trừ các chi phí, lợi nhuận thu về ước tính 10 triệu đồng. Trừ nguyên liệu, vật tư, điện nước, thuế... huề vốn hoặc lỗ. Anh Chung cười, tất nhiên năm đầu tiên doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn chưa thể ổn định. Trong khi đó sản phẩm của dân, anh phải thu vào với số tiền gấp đôi, nhằm khuyến khích để họ hăng say yên tâm lao động. /uploads/news/2015_01/new-picture-1.png Cảnh đan lát ở HTX Gia Khang Tuy nhiên, bài toán khó nhất mà lãnh đạo cùng xã viên phải vượt qua là nguồn nguyên liệu. Hiện nay HTX tre đan Gia Khang phải chở nguyên liệu từ huyện Maragui (Lâm Đồng), nên chi phí vận chuyển cao, ảnh hưởng đến thu nhập của xã viên. Giám đốc Chung còn cho biết thêm, hiện HTX đã ký hợp đồng và đang triển khai dạy nghề cho học viên trường Giáo dưỡng chữa bệnh xã hội, tại xã Minh Lập (Chơn Thành). Trong thời gian học tập và chữa bệnh, các học viên được các giáo viên HTX dạy cách đan lát. Nhằm cải thiện đời sống văn hóa, ổn định tư tưởng cho học viên học tập và dưỡng, chữa bệnh tại trường. Đối với xã viên, Ban giám đốc tạo mọi điều kiện giúp đỡ, ốm đau được thăm hỏi, tặng quà. “Nguồn lực của mình là ở người dân. Không có họ mình không làm được đâu. Tạo công ăn việc làm, giải quyết một phần an sinh xã hội, mỗi người đóng góp một tý. Nguyện vọng sau này HTX sẽ thuê đất để trồng cây nguyên liệu (cây trúc), nhằm phát triển và khôi phục truyền thống nghề đan tre lâu dài”. Giám đốc Nguyễn Thành Chung bộc bạch./.

Tác giả bài viết: Duy Hiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay5,440
  • Tháng hiện tại5,440
  • Tổng lượt truy cập4,689,522
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây