LAN RỪNG – ĐAM MÊ VÀ KINH TẾ
Nguyễn Văn Đạo- TTKNKN
2014-12-02T22:29:14-05:00
2014-12-02T22:29:14-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/MHNN-hieu-qua/LAN-RUNG-DAM-ME-VA-KINH-TE-791.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_12/new-picture-76.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Phong lan là thú chơi tao nhã, gần gũi với mọi người, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để theo đuổi nghề trồng lan bởi yêu cầu đầu tư về thời gian, kinh tế cũng như kỹ thuật chăm sóc. Tuy nhiên, hiện nay tại Bình Phước việc trồng phong lan mà nhất là lan rừng đang được người dân ưa chuộng vì lan đa dạng về chủng loại, phong phú về hình dáng, màu sắc lại có hương thơm và đặc biệt là có nhiều loài quý hiếm không có trên thị trường. Vời niềm đam mê anh Đoàn Ngũ Sang ở KP Bình Tây, P Hưng Chiến, TX Bình Long đã sưu tầm và nhân giống hàng trăm loại, đến nay anh đã có trên 5000 cội và giò lan.
Tuy mới trồng lan rừng trong thời gian hơn 1 năm, mặc dù không có nhiều kinh nghiệm nên anh đã cố gắng tự mày mò nghiên cứu, thử nghiệm nhân giống cũng như tìm vật liệu thích hợp để lan rừng nhanh phát triển, tươi tốt. Qua thời gian trồng và chăm sóc anh Sang cho biết 2 loại cây mà lan rừng ưa thích bám rễ là vú sữa và nhãn. Tùy theo chủng loại lan mà anh có cách chọn vật liệu cho lan bám. Với Ngọc điểm anh chọn cách cắt gốc cây, đúc đế đứng cho lan bám thành từng cội. Với Giả hạc, Long tu thì cắt miếng gỗ tròn hoặc từng đoản cây ngắn treo cao cho lan thả mình… Lan rừng không đòi hỏi nhiều phân bón, không quá khó trồng nhưng không phải là không có bệnh, thường thấy nhất là vi khuẩn làm thối nhũn lá nên trong khâu chăm sóc người trồng cần thường xuyên thăm vườn theo dõi cành lá. Khi có biểu hiện vi khuẩn xâm nhập nên cắt bỏ lá bệnh, dùng nước vôi xử lí và kinh nghiệm của riêng anh là dùng sơn móng tay cô lập vết bệnh. Hiện tại vườn lan của anh Sang có nhiều loài nở hoa rất đẹp như ngọc điểm, thủy tiên, dây giả hạc, long tu, kim điệp, vảy rồng … Không chỉ sưu tầm các loài lan của rừng Bình Phước mà còn trải dài nhiều tỉnh thành khác và nuôi trồng thành công nhiều loài lan quý hiếm. Với định hướng phát triển kinh tế từ loài hoa này thì ngoài việc bảo tồn nhân giống anh Sang đang tiến hành cho các loại lan thụ phấn chéo để lai tạo đặc biệt là với các loại Giả hạc. Chính sự phong phú của vườn lan, đến nay anh đã có những đơn hàng đầu tiên có giá trị từ 2 đến 10 triệu đồng/cội, với những giò phong lan nhỏ đã bắt đầu có xuất bán lai rai từ 50 đến vài trăm ngàn mỗi giò. Lan rừng hiện nay còn rất ít do sự khai thác quá mức của người dân nên việc gây trồng, nhân giống lan là điều rất đáng quý. Mô hình không chỉ giúp anh Sang phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen, bảo tồn sự đa dạng của lan rừng.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Đạo- TTKNKN
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: