HỎI–ĐÁP VỀ BỆNH DẠI

Thứ năm - 03/05/2018 02:59 559 0
Bệnh dại là gì? Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tuỳ thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng. Khi bị súc vật nghi dại cắn cần phải làm gì? Khi bị động vật nghi dại cắn, không nên tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán con vật để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người và lây lan thành dịch. Báo ngay cho chính quyền địa phương, y tế, thú y để xử lý theo quy định. Khi bị súc vật cắn, rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc và nhiều nước. Sau đó rửa lại bằng nước muối 9%, lấy bỏ dị vật tại vết thương rồi bôi chất sát khuẩn như cồn, i-ốt đậm đặc..Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại. Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục …dù vết cắn rất nhẹ. Có nhiều vết cắn nguy hiễm, vết cắn sâu. Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại. Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại. Những trường hợp người bị súc vật cắn chỉ cần theo dõi Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương. Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại khu vực nơi bị con vật cắn không phát hiện có bệnh dại ở súc vật. Nhốt Người đi tiêm phòng dại cần chú ý những điều gì? Khi bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng bệnh dại cần chú ý: Phải tiêm phòng càng sớm càng tốt. Tiêm đủ số mũi theo quy định. Tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. Trong thời gian tiêm phòng vaccine dại không được lao động quá sức, không uống rượu, bia và dùng các chất kích thích. Có thể dùng thuốc nam để trị bệnh dại không? Chưa có thuốc nam nào chữa trị được bệnh dại. Không nên xử lý vết thương do súc vật cắn bằng các loại thuốc nam như đắp các loại lá cây không vệ sinh có thể làm vết thương nhiễm trùng. Khi có nhu cầu tiêm phòng dại cho chó, mèo phải liên hệ ở đâu? Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tiêm phòng định kỳ hàng năm vào tháng 3-4 và 9-10 và tiêm phòng bổ sung cho chó mới phát sinh hoặc chưa được tiêm phòng bệnh dại. Chủ vật nuôi đưa chó đi tiêm phòng bệnh dại, đảm bảo mỗi con được tiêm 1 lần trong năm và lưu giữ giấy chứng nhận tiêm phòng. Trong năm 2018, Chi cục Chăn nuôi và thú y thực hiện tiêm phòng bệnh dại miễn phí cho đàn chó nuôi cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các hộ nuôi chó không thuộc diện tiêm phòng miễn phí, chủ nuôi chó phải tự chi trả chi phí tiêm phòng bệnh dại cho người đi tiêm phòng./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập – Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây