Quy trình kỹ thuật canh tác sắn áp dụng cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (phần 1)

Thứ sáu - 21/06/2019 04:15 708 0
Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thời vụ trồng sắn thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5), có thể trồng vụ Thu - Đông (giữa tháng 9 - giữa tháng 10).
1.Chuẩn bị đấtĐất trồng sắn (khoai mỳ) phải được chuẩn bị trước: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng và cày bừa (1-2 lần). Ở những diện tích đất có độ dốc lớn (> 30%), không tiến hành cày bừa mà cuốc hốc trồng trực tiếp. Trồng sắn trên các chân ruộng luân canh lúa nước thì sau khi thu hoạch lúa phải xử lý cỏ dại, cày hoặc phay đất sớm; kéo líp ngay sau khi nước rút và trồng sớm nhằm tận dụng ẩm độ đất.2. Yêu cầu về giốngTuyệt đối không trồng các giống sắn nhiễm bệnh mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) khuyến cáo không trồng.Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ hộ nông dân, cơ sở sản xuất giống để kinh doanh hoặc hộ nông dân tự để giống theo quy trình hướng dẫn, có kết quả giám định virus khảm lá sắn đạt yêu cầu trước khi xuất giống và từ 8 tháng trở lên.Cây sắn dùng làm giống phải khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt, không buông lóng, khi chuẩn bị hom giống nên loại bỏ những cây giống bị khô (không có nhựa mủ) và bị trầy xước trong quá trình vận chuyển.Sử dụng giống có thời gian bảo quản giống không quá 30 ngày sau thu họach và đạt yêu cầu: Hom giống để trồng lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom trồng sản xuất là 20cm, đạt tối thiểu là 6-10 đốt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.Nên xử lý hom giống, đất trồng theo hướng dẫn của cơ quan BVTV trước khi trồng.3. Thời vụ trồngThời vụ trồng sắn thích hợp nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5) và có thể trồng vụ Thu - Đông (giữa tháng 9 - giữa tháng 10); nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ ẩm độ; không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn, làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn do ẩm độ đất cao hoặc thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém.4. Phương pháp trồngTrồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng; ở những diện tích đất có mưa nhiều, thoát nước kém có thể kéo luống để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng. Ngoài ra, nếu trồng vào cuối mùa mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng hoặc xiên. Dù đặt hom đứng hay nghiêng với bất kỳ góc độ nào cũng không nên chôn sâu quá 10 cm vì củ sắn ăn quá sâu sẽ gây khó khăn trong việc thu hoạch.5. Khoảng cách và mật độ trồngTùy theo từng loại đất để bố trí cho phù họp. Đối với vùng đất tốt trồng với khoảng cách 1,0 x l,0m, tương đương với 10.000 cây/ha; đất trung bình và đất nghèo dinh dưỡng, trồng với khoảng cách 0,9 x 0,9m và 0,8 x 0,8m (tương đưong với 12.346 cây và 15.600 cây/ha).Ở các diện tích trồng xen, có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng và cây sắn là 1,2 x 0,6m/cây hoặc 1,2 x 0,8m (tương với 11.000 cây và 14.000 cây/ha).6. Bón phâna) Lượng phân bón cho 1 haTùy theo loại đất, yêu cầu về năng suất mà có các công thức bón khác nhau có thể kết hợp giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ dạng lỏng.Để thâm canh đạt năng suất cao từ 45 - 50 tấn/ha, bền vững:Lượng bón: 90 kg N-60 kg P205-120 kg K20 + 10 tấn phân chuồng (tương đương 195 kg Urea + 333 kg Supelân + 200 kg Kaliclorua + 10 tấn phân chuồng).Trên chân đất trồng sắn liên tục nhiều năm, đất xấu, bón 350 kg Urea + 500kg Supelân + 270kg Kaliclorua + phân hữu cơ từ 5-10 tấn.b) Thời gian bónBón lót toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ, phân lân.Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 20- 30 ngày sau khi trồng: 1/2 phân đạm + 1/2 phân kali,Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ 50- 60 ngày: ½ phân đạm + 1/2 phân kali còn lại.c) Thời điểm bón: Bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc đang mưa lớn.d) Phương pháp và kỹ thuật bón: Phân lân bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; bón phân đạm, kali theo hốc và lấp đất.7. Phòng trừ cỏ dạiThường cây sắn mọc đều trong khoảng 2-3 tuần, tùy thuộc chất lượng hom giống, đất đai và thời tiết, cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây sắn rất lớn nên việc làm cỏ xới xáo là rất quan trọng để đảm bảo đạt năng suất cao.- Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sau trồng 1 - 3 ngày.- Làm cỏ ba lần vào 20, 40 và 70 ngày sau khi trồng, kết họp bón phân. Làm cỏ bón phân lần đầu nên thực hiện ngay sau khi cây mọc đều để cây sinh trưởng khỏe và giao tán sớm.- Sau trồng 5 tháng đến khi cây sắn có lá gốc rụng, có thể phun thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, khi phun tránh không để lá, thân cây tiếp xúc với thuốc, nên phun trước khi thu hoạch ít nhất là 2 tháng để không ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột.8. Trồng xen và luân canha) Trồng xen+ Đất bằng (độ dốc < 8%), trồng xen lạc và đậu xanh, giữa 2 hàng sắn xen 2 hàng lạc hoặc 2 hàng đậu xanh, khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1,0 - l,2m, giữa 2 hàng lạc và đậu xanh là 0,25 - 0,30m và giữa 2 cây lạc và đậu xanh là 0,15- 0,20m.+ Đất dốc (độ dốc > 8%), trồng cây anh đào (Gliricidia sepium), cốt khí (Tephrosia sp.), bình linh (Leucaena sp.), dứa (Papaya Cayaen) làm hàng rào chắn theo đường đồng mức, khoảng cách giữa các hàng rào là 10- 20m.b) Luân canhTrên các chân ruộng luân canh với lúa nước có thể sử dụng các loại đậu trắng (khoảng cách tương tự như trồng xen với lạc); trường hợp trồng xen với dưa hấu thì giữa 2 hàng sắn trồng xen 1 hàng dưa hấu, khoảng cách giữa các hàng và cây sắn là 1,2 x 0,6m/cây; khoảng cách giữa các cây dưa hấu trong hàng là 1,0 - l,2m.
Nguồn tin: Đoàn Thanh niên Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây