Quy trình kỹ thuật canh tác sắn áp dụng cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (phần 2)

Thứ năm - 27/06/2019 05:21 582 0
Để canh tác sắn hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc chú trọng đến các khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc thì phòng trừ sâu bệnh hại cũng hết sức quan trọng
9. Phòng trừ sâu bệnha) Nhện đỏ- Phòng trừ: Nhện đỏ thường gây hại nặng trên các ruộng bị khô hạn do vậy cần đảm bảo độ ẩm để hạn chế gây hại của nhện đỏ; khi bị nhện đỏ gây hại cần phải phòng trừ thì tiến hành phòng trừ theo hướng dẫn của cán bộ BVTV.b) Bệnh chổi rồng- Phòng trừ: Sử dụng hom giống sạch bệnh, bón phân đầy đủ và cân đối, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, tiến hành luân canh, xen canh với cây họ đậu và vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy cây ký chủ và cây bị bệnh.c) Rệp sáp bột hồng- Phòng trừ: Nhân nuôi và phóng thích ra đồng ruộng ong ký sinh Anagyrus lopezi, bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi để các côn trùng ăn thịt, thiên địch trên đồng ruộng (bọ rùa vệt đen, bọ rùa đỏ, bọ cánh gân,...), hoặc sử dụng nấm trắng (Beauveria bassiana), nấm xanh (Metarhizium anisopliae), sử dụng thuốc BVTV trong danh mục thuốc theo hướng dẫn của cán bộ BVTV ở địa phương.d) Bệnh cháy lá vi khuẩn- Phòng trừ: Khi bệnh mới xuất hiện, có thể dùng một số loại thuốc BVTV phòng trừ vi khuẩn theo hướng dẫn của cán bộ BVTV ở địa phương.e) Bệnh thối gốc, thối củ- Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất, bón lót vôi trước khi trồng 15 ngày, sử dụng phân hữu cơ có chế phẩm sinh học Trichoderma hoặc dùng chế phấm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ hoai mục để bón lót. Trong trường hợp phát hiện ruộng bị nhiễm bệnh, cần hạn chế tưới quá ẩm và không tưới thấm (xả tràn giữa các luống), sẽ tạo điều kiện bệnh phát sinh và lây lan. Vào mùa mưa, đánh rãnh tiêu thoát nước tốt cho ruộng sắn. Ngoài ra, cần giảm sử dụng phân đạm, tăng phân kali, giúp cây hạn chế được bệnh.g) Bệnh khảm lá (do vius)- Đây là dịch bệnh nguy hiểm hiện nay, bệnh lây lan do môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng, làm giảm năng suất và chất lượng của cây sắn. Vì vậy cần phòng trừ bọ phấn trắng ngay từ đầu vụ theo quy trình của Cục BVTV hoặc theo hướng dẫn cơ quan BVTV ở địa phương.10. Thu hoạchThu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 7- 10 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt.Có nhiều phương pháp thu họach khác nhau: Thu họach bằng cơ giới, các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay.Thu hoạch đến đâu vận chuyên ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ./.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây