Kinh nghiệm nuôi dúi sinh sản năng suất cao

Thứ hai - 22/11/2021 21:27 26.912 0
Chăm sóc và nắm bắt đúng kỹ thuật trong nuôi dúi sinh sản đóng vai trò quan trọng để thu được năng suất cao.
Chuồng nuôi
Địa điểm nuôi cần yên tĩnh (điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dúi sinh sản). Chuồng nên tránh ánh sáng trực tiếp.
Chuồng nuôi sinh sản mỗi ô rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 - 1 m, xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men, nền bê tông hoặc lát gạch. Mỗi ô chuồng dùng cho 1 con.
Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản, tuy nhiên người nuôi dúi cần nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể dúi mẹ cũng ăn con.
Xung quanh chuồng nên xây bờ bao, chiều cao bờ bao khoảng 50 cm. Phải có mái che để dúi tránh bị nắng trực tiếp và nước mưa dính vào người. Nếu ở miền Bắc, mùa đông có thể dùng miếng vải hoặc rèm che chuồng để giữ ấm cho dúi.
 Phân loại dúi
Đặc điểm sinh học của dúi: Dúi có tuổi đời trung bình khoảng 6 năm. Số lần đẻ trong năm khoảng 3 - 4 lần, 3 - 5 con/lần đẻ. Dúi cái có 2 hàng vú ở 2 bên sườn. Để phân biệt dúi cái hay đực bằng cách có 2 hàng vú là dúi cái, không có vú là dúi đực. Chọn dúi đực khỏe mạnh, tương đương dúi cái hoặc to hơn càng tốt, 1 dúi đực có thể phối giống 4 - 5 dúi cái.

Dúi có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh
 
Kiểm tra dúi cái động dục
Từ lúc đẻ ra đến khi dúi cái động dục lần đầu là 6 tháng (dúi cái thường mang thai trong vòng 45 ngày). Nếu nuôi sinh sản trọng lượng khoảng 0,5 - 0,6 kg/con dúi đã đẻ được.
Dúi cái động dục có biểu hiện ăn ít, sục sạo tìm đực, bộ phận sinh dục có màu hồng. Nếu bắt dúi cái bỏ sang ô dúi đực, dúi cái phát ra tiếng gọi đực đặc trưng. Dúi cái động dục thường chủ động tiến lên phía trước mặt dúi đực, lùi đít vào trước mặt dúi đực để được giao phối. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất đối với người mới chăn nuôi dúi lần đầu.
 
Tiến hành ghép đôi
Chọn con đực thả vào chuồng cái và quan sát, nếu thấy 2 con quấn quýt nhau thì để nguyên vậy, còn nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác.
 Sau 2 ngày nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục se lại thì con cái đã được đực. Còn nếu chưa thì nên để con cái và con đực ở với nhau trong vòng 1 tuần nữa.
 
Kỹ thuật cho giao phối
Việc động dục và giao phối là hoàn toàn tự nhiên. Dúi đực và dúi cái giao phối liên tục cường độ 1,5 - 2 phút lại 1 lần giao phối. Khi giao phối dúi cái thường cong đuôi lên. Khi giao phối xong cả 2 con đều cúi xuống liếm bộ phận sinh dục thì pha giao phối đó có kết quả, còn nếu chỉ có con đực cúi xuống liếm bộ phận sinh dục thì pha giao phối đó không có kết quả. Đến ngày thứ 2 hoặc 3 khi đã giao phối thành công thì tách dúi cái lên ô tổ đẻ, để dúi đực nghỉ ngơi 7 - 10 ngày tiếp tục cho giao phối dúi cái khác.
Trường hợp không biết dúi cái động dục ngày vào nào thì có thể bắt dúi cái lần lượt luân chuyển bỏ vào ô dúi đực con nào động dục thì nó tự cặp luôn với dúi đực, con nào không động dục, dúi đực đòi giao phối là dúi cái đẩy ra. Thường xuyên thay đổi dúi cái với dúi đực để có sự mới lạ.
 
 Chăm sóc dúi mang thai
Những biểu hiện sau khi dúi cái đã được giao phối thành công: Sau 2 - 3 ngày sau khi phối giống thành công nếu dúi đực còn đòi giao phối là lập tức dúi cái đẩy dúi đực ra và quay lại cắn dúi đực. Thời gian dúi chửa đẻ: Từ ngày phối giống thành công đến ngày đẻ là 45 ngày (mang thai 45 ngày). Cần chú ý chế độ ăn cho dúi cái phải đủ tre, mía và bổ sung thêm ngô hoặc khoai lang và củ sắn.
Chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Dúi là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, người nuôi cũng không nên chủ quan một số bệnh vẫn có thể xảy ra như bệnh ngoài da, bệnh đường ruột… Không sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
Dúi con mới đẻ ra có màu đỏ, không có lông, không mở mắt, đủ 14 ngày thì mới mở mắt và mọc lông, được 20 ngày thì dúi con ăn được vật cứng như mía và tre, đủ 45 ngày thì có thể tách con khỏi mẹ (nếu không tách mẹ cứ để mẹ nuôi con thì dúi mẹ nuôi con 3 - 4 tháng).

 
Nguồn tin: Báo điện tử người chăn nuôi:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây