Ngày sách và văn hóa đọc

Bước đầu triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn theo Đề án 554 giai đoạn 2013 -2016

Thứ sáu - 23/01/2015 05:03 698 0
Trong quý III và quý IV, Sở Nông nghiêp & PTNT tỉnh Bình phước triển khai thực hiện Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền, phổ biến pháp luật (PBGDPL) cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (gọi tắt là Đề án 554), Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 08/08/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn va đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2013-2016”. Phòng Pháp chế Sở đã phối hợp với UBND các huyện, thị, xã trực tiếp triển khai thực hiện phổ biến và tập huấn tại 10 huyện, thị và 10 xã điểm trên địa bàn tỉnh với số lượng người tham dự là 1100 người. Trọng tâm các văn bản phổ biến, tuyên truyền và tập huấn là các văn bản thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Thông tư 21/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn về các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013; Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về các văn bản mới được ban hành đã kịp thời đáp ứng yêu cầu nắm bắt các quy định pháp luật chuyên ngành của cán bộ và nông dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, nông dân. Thông qua các buổi phổ biến đã có nhiều ý kiến của cán bộ, nông dân thắc mắc, trao đổi, tìm hiểu về các văn bản pháp luật. Nhất là các chích sách của nhà nước về hỗ trợ cây trồng, vật nuôi trong vừng thiên tai, dịch bệnh. Báo cáo viên cũng đã giải đáp, hướng dẫn cụ thể các quy định trên. Qua đó giúp cán bộ cơ sở, người dân nắm rõ quy định pháp luật để vận dụng đưa quy định của pháp luật vào đời sống, xã hội. Mặc dù việc PBGDPL còn gặp nhiều khó khăn như: Kinh phí còn hạn hẹp, nhiều lớp thực hiện tại các xã có nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn, địa bàn cư trú rộng, phân tán, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, mặt khác về phong tục, tập quán và ngôn ngữ riêng… nhưng qua sự cố gắng, nỗ lực, tận tình từ đội ngũ làm công tác pháp chế nói chung và báo cáo viên PBGDPL, cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhìn chung: các hoạt động tập huấn, PBGDPL được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng được tuyên truyền. Việc tuyên truyền PBGDPL hướng tới quyền lợi thiết thực của bà con nông dân nên được hưởng ứng tích cực, mạnh dạn trao đổi những thắc mắc cũng như những kiến nghị, đề xuất. Qua đây góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đồng thời phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội đặc biệt là người dân có niềm tin và tình cảm đúng đắn với pháp luật. Trong năm 2015 tới, Sở tiếp tục thực hiện Đề án 554 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ cơ sở, người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2013-2016” Giúp người dân nông thôn ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật vận dụng vào thực tiễn đời sống.

Tác giả bài viết: Phòng Pháp chế

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay6,214
  • Tháng hiện tại40,881
  • Tổng lượt truy cập4,604,024
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây