Chào mừng 30.4

Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 16/02/2016

Thứ tư - 17/02/2016 21:07 615 0
Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 16/02/2016
I. TÌNH HÌNH DỊCH 1.1. Dịch Cúm gia cầm Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An chưa qua 21 ngày. 1.2. Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM) Trong ngày không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 10 ổ dịch LMLM xảy ra tại 04 huyện của 02 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể: (1) Tỉnh Bắc Kạn có 09 ổ dịch LMLM typ O tại 03 huyện: a) Huyện Pác Nặm có 03 ổ dịch tại các xã: Bằng Thành (đã qua 15 ngày), Cao Tân (đã qua 05 ngày) và Cổ Linh (đã qua 20 ngày); b) Huyện Ngân Sơn có 05 ổ dịch tại các xã Thuần Mang (đã qua 10 ngày), Trung Hòa (đã qua 14 ngày), Lãng Ngâm, Thượng Quan và thị trấn Nà Phặc; c) Huyện Ba Bể có 01 ổ dịch tại xã Cao Thượng (đã qua 19 ngày). (2) Tỉnh Sơn La có 01 ổ dịch LMLM tại xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp (đã qua 19 ngày). 1.3. Dịch Tai xanh trên lợn Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch phát sinh tại các địa phương. Từ đầu tháng 12/2015 đến nay, cả nước không có dịch Tai xanh xảy ra. 1.4. Nhận định tình hình dịch Cúm gia cầm: Ổ dịch Cúm gia cầm vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại một vài hộ chăn nuôi gia đình, chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và đã được địa phương phát hiện, xử lý kịp thời nên không có hiện tượng lây lan; đến nay cơ bản đã kiểm soát được các ổ dịch. Tuy nhiên, hiện nay do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời. Dịch LMLM: Trong thời gian vừa qua, các ổ dịch LMLM xảy ra chủ yếu ở dạng nhỏ lẻ. Nguy cơ mầm bệnh phát tán làm dịch lây lan rộng trong các vùng là rất cao. Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các tỉnh có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch. Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành chủng vi rút cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 153/TY-DT ngày 25/01/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất. II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành: Công điện số 10598/CĐ-BNN-TY ngày 28/12/2015 về việc tăng cường công tác phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người; Chỉ thị số 685/CT-BNN-TY ngày 25/01/2016 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016. - Lãnh đạo và chuyên viên của Cục Thú y, các Cơ quan Thú y vùng, các Trung tâm chuyên ngành đang tập trung kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thú y địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định./.

Tác giả bài viết: (Cục Thú Y)

Nguồn tin: (Hệ thống văn bản của tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay4,824
  • Tháng hiện tại82,371
  • Tổng lượt truy cập4,645,514
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây