Tình hình dịch hại tuần 4 tháng 7

Thứ sáu - 24/07/2015 04:26 627 0
Từ ngày 13/07/2015 đến ngày 20/07/2015, tình hình dịch hại trên cây trồng như sau:
I. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng: Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng được trình bày cụ thể qua bảng sau: TT Cây trồng Diện tích (ha) Giai đoạn sinh trưởng 1 Cây lúa 1.049 Mạ - Đẻ nhánh- Làm đòng-Trổ chín 2 Cây rau, đậu các loại 675.1 Các giai đoạn sinh trưởng 3 Cây tiêu 12.067 Ra hoa, đậu trái 4 Cây cà phê 15.811 Nuôi trái 5 Cây điều 134.211 Các giai đoạn sinh trưởng 6 Cây ăn quả 7.041 Các giai đoạn sinh trưởng 7 Cây cao su 232.643 Các giai đoạn sinh trưởng 8 Cây ca cao 1.180 Các giai đoạn sinh trưởng II. Nhận xét tình hình dịch hại 7 ngày: 1. Cây lúa: - Lúa vụ Hè Thu là 1.049 ha trong đó; mạ 286 ha, đẻ nhánh 302 ha, làm đòng 294 ha, trổ chín 167 ha. Diện tích rầy nâu gây hại kỳ này là 38 ha, ở mức độ nhẹ 35 ha, trung bình 3 ha (tăng 5,5 ha so với kỳ trước). Dự báo rầy nâu có khả năng tăng nhẹ trong thời gian tới. 2. Cây tiêu: Sâu bệnh gây hại trên cây tiêu chủ yếu là tuyến trùng 1.097 ha; rệp sáp 310 ha; bệnh chết chậm gây hại 555 ha, trong đó mức độ nhẹ 283 ha, trung bình 168 ha, nặng 104 ha (tăng 3,3 ha so với kỳ trước) chủ yếu ở Bình Long 338 ha; Bù Đốp 150 ha; Bù Gia Mập 24,6 ha; bệnh chết nhanh gây hại cụ thể là 126,2 ha, trong đó mức độ nhẹ 47,9 ha, trung bình 21,6 ha, nặng 56,7 ha (không thay đổi so với kỳ trước), tập trung ở Bù Đốp 45 ha, Hớn Quản 22,8 ha. 3. Cây cà phê: Sâu bệnh hại chủ yếu là: Rệp sáp, rỉ sắt, khô cành, mọt đục cành gây hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Diện tích rệp sáp gây hại 89 ha, trong đó nhẹ 82 ha, trung bình 7 ha (giảm 3,7 ha so với kỳ trước), chủ yếu ở Bình Long 55.2 ha, Bù Gia Mập 20 ha. 4. Cây điều: Sâu bệnh hại phổ biến: Sâu đục thân, đục cành, bệnh thán thư … gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Diện tích sâu đục thân cành gây hại là 1.223 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 1.185 ha, trung bình 38 ha (tăng 4,7 ha so với kỳ trước). 5. Cây cao su: Các bệnh hại như: Bệnh nấm hồng, vàng rụng lá Corynespora, loét sọc miệng cạo… gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình. Diện tích bệnh nấm hồng gây hại là 278 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 243 ha, trung bình 35 ha (tăng 99 ha so với kỳ trước); Diện tích bệnh vàng rụng lá Corynespora gây hại là 79 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 79 ha. 6. Cây ăn trái: Sâu bệnh chính hiện nay là bệnh chổi rồng, sâu đục cành, ruồi đục trái, xì mủ thân, thán thư. Diện tích bệnh chổi rồng hại nhãn là 450,7 ha, trong đó nhẹ 252,7 ha, trung bình 103 ha, nặng 95 ha (không thay đổi so với kỳ trước), tập trung chủ yếu ở thị xã Bình Long. 7. Cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, ruồi đục trái, thán thư gây hại rải rác hầu hết các vùng trồng rau, nhưng ở mức độ nhẹ đến trung bình. III. Đề nghị biện pháp xử lý, chủ trương cần triển khai thực hiện ở địa phương. 1. Cây lúa: Hiện cây lúa đang ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh - làm đòng - trổ chín. Trạm cần phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để hướng dẫn chỉ đạo nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hại. - Rầy nâu: Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn, rầy nâu trên đồng ruộng để khuyến cáo phòng trừ và báo cáo kịp thời về Chi cục. 2. Cây Điều: Hiện nay cây điều đang trong giai đoạn sinh trưởng cần chú ý các đối tượng gây hại như: Sâu đục thân cành, bệnh thán thư… - Sâu đục thân, cành: Dùng biện pháp thủ công bắt sâu gây hại ở vỏ thân, có thể sử dụng các loại thuốc có khả năng nội hấp, xông hơi mạnh như: Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND pha theo hướng dẫn nhãn thuốc, dùng xy lanh bơm dung dịch thuốc vào đường hầm. Sau khi bơm thuốc dùng đất sét hoặc bông gòn nhét lỗ đục lại để diệt sâu non bên trong. 3. Cây tiêu: Kiểm tra, hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh tiêu chết nhanh đạt hiệu quả cao, cần phải sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh sớm, vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật canh tác, hóa học và sinh học để kiểm soát bệnh Phytophthora trên cây tiêu. Trị dứt điểm rệp sáp, mối, tuyến trùng. Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm tổn thương bộ rễ vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm, lân và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng. Khi vườn cây bị bệnh chết nhanh cần lấy vôi bột rải quanh vườn, phun một trong các thuốc: Acrobat MZ 90/600WP, Alpine 80WP, Ridomil Gold 68 WP. Dự báo tình hình bệnh chết nhanh, chết chậm có xu hướng tăng trong thời gian tới Trạm Trồng trọt - BVTV các huyện, thị hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại cây tiêu theo Công văn số 138 ngày 26/05/2015 của Chi cục Trồng trọt-BVTV về việc hướng dẫn chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại cây tiêu mùa mưa. 4. Cây cà phê: Trạm cần chú ý tới bệnh nấm hồng, rỉ sắt, rệp sáp, rệp vảy có thể phát sinh gây hại mạnh trong các tuần tiếp theo. Đối với rệp sáp nên dùng: - Hoạt chất Chlorpyrifos Ethy: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi - Hoạt chất Bufroferin: Là thuốc sinh học, tác dụng ức chế sự lột xác của nhóm rầy rệp, mất khả năng sinh sản và trứng không nở được. Có thể phối hợp 2 loại thuốc trên để trị rệp, nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc thì bà con chú ý đến kỹ thuật phun thuốc cho tiếp xúc với rệp sẽ tăng hiệu quả. Nên phát hiện sớm để trừ rệp vì tác hại thứ cấp của rệp sáp, cũng như rệp vảy xanh, vảy nâu là chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, quả và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thương phẩm. Dự báo tình hình rệp sáp có xu hướng giảm trong thời gian tới. 5. Cây cao su: Tập trung theo dõi các đối tượng bệnh hại như: Bệnh khô miệng cạo, vàng rụng lá corynespora, nấm hồng, héo đen đầu lá. Dự báo bệnh nấm hồng, vàng rụng lá corynespora có xu hướng tăng trong tuần tới. Triển khai biện pháp phòng trừ theo nội dung Công văn số 135 ngày 25/05/2015 của Chi cục Trồng trọt-BVTV về việc chăm sóc và phòng trừ bệnh trên cây cao su. 6. Cây ăn quả: Trạm cần chú ý hướng dẫn nông dân cách phòng trừ các đối tượng như ruồi đục trái bằng cách bao trái, sử dụng các loại bẩy bằng Protein hoặc phun thuốc Vizubon 35 SC phun theo liều lượng hướng dẫn, bệnh thán thư sử dụng các hoạt chất Hexaconazole (Anvil), Proconazole (Antracol)... Riêng bệnh chổi rồng; tiến hành cắt tỉa, bón phân cân đối, chăm sóc để phục hồi diện tích bị bệnh theo quy trình của Cục BVTV. 7. Cây rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc trị có trong danh mục quy định cho rau, chăm sóc theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn VietGAP, chú ý đảm bảo thời gian cách ly. Tập trung theo dõi các đối tượng như sâu xanh, thán thư, bọ nhảy... Đề nghị trạm Trồng trọt - BVTV huyện, thị xã cần tăng cường điều tra theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh hại trên các loại cây trồng và hướng dẫn nông dân phương pháp phòng trị và tổng hợp báo cáo nhanh về Chi cục./.
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây