Xuất hiện rệp vẩy gây hại trên cây cao su
Viết Duẩn-Trạm Trồng trọt – BVTV huyện Hớn Quản
2014-05-27T02:34:31-04:00
2014-05-27T02:34:31-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Tinh-hinh-dich-hai-thien-tai/Xuat-hien-rep-vay-gay-hai-tren-cay-cao-su-633.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_05/new-picture-8.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thời tiết khô hạn kéo dài. Thời gian qua một số sâu bệnh hại đã bùng phát trên cây cao su gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân. Đặc biệt tại ấp Sóc Ruộng xã Tân Hưng huyện Hớn Quản có khoảng 525 ha bị rệp vảy tấn công, trong đó có 35 ha bị nhiễm nặng gây hiện tượng rụng lá, khô cành,… làm cho nông dân hoang mang.
Theo ghi định của Trạm Trồng Trọt – BVTV huyện Hớn Quản, rệp vảy chích hút trên các cành lá cây cao su làm cho lá cây vàng và rụng lá, nặng có thể chết cây. Khi gặp thời tiết bất thường như nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho rệp vảy phát triển, lây lan nhanh, bùng phát thành dịch trên diện rộng. Trạm Trồng Trọt – BVTV khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây cao su để phát hiện sớm và có phương pháp phòng dịch hiệu quả. Khi phát hiện vườn bị rệp vảy, bà con nông dân có thể sử dụng thuốc đặc trị như Tricel 48 EC (Chlorpirifos Ethyl) hoặc Vibafos 15EC (Cholorpurifos Ethyl + Abamectin),... Pha chế theo hướng dẫn trên bao bì, phun phủ đều trên thân cành lá. Phun 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày./.
Tác giả bài viết: Viết Duẩn-Trạm Trồng trọt – BVTV huyện Hớn Quản
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở