Rệp sáp gây hại trên cây cà phê có thể tăng trong thời gian tới

Thứ tư - 08/01/2014 20:40 4.351 0
Theo Chi cục TT-BVTV, hiện nay, diện tích cây cà phê trong giai đoạn nuôi trái khoảng 14.838 ha. Tính đến ngày 6/1/2014, diện tích rệp sáp gây hại là 116 ha, trong đó nhẹ 99 ha, trung bình 17 ha (giảm 8 ha so với kỳ trước). Dự báo thời gian tới rệp sáp gây hại có thể tăng.
Trước tình hình đó, Chi cục TT-BVTV khuyến cáo các Trạm Bảo vệ thực vật cần hướng dẫn nông dân phát hiện chú ý bệnh rệp sáp gây hại. Khi phát hiện vườn cà phê bị rệp sáp bà con nên dùng: Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi; Hoạt chất Bufroferin: Là thuốc sinh học, tác dụng ức chế sự lột xác của nhóm rầy rệp, mất khả năng sinh sản và trứng không nở được. Có thể trộn chung 2 thứ thuốc này để trị rệp, nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc, bà con chú ý đến kỹ thuật phun thuốc cho tiếp xúc với rệp sẽ tăng hiệu quả. Nên phát hiện sớm để trừ rệp vì tác hại thứ cấp của rệp sáp, cũng như rệp vảy xanh, vảy nâu là chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, quả và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. /uploads/news/2014_01/new-picture.bmp /uploads/news/2014_01/new-picture_1.png 1 số hình ảnh rệp sáp gây hại trên quả và cành cây Hiện nay có 3 loại rệp phổ biến chích hút gây hại trên cây Cà phê là : – Rệp vảy xanh (Coccus viridis); Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) và Rệp sáp (Pseudococcus sp). Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận của cây. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non và quả. Rệp vảy là một tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng. Rệp hút nhựa làm cây sinh trưởng kém , giảm năg suất thu hoạch. Một lớp bồ hóng đen thường phát triển bao phủ trên lá. Nó thường phát triển trên các dịch tiết ngọt từ rệp vảy điều đó làm thu hút kiến. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp cũng hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ. Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau. Rệp vảy có hình bầu dục dài từ 2-3 mm, thường chich hút nhựa cây trên những mạch dẫn nhựa ở mặt dưới của lá và ngọn của các chồi non. Chúng tiết ra các chất ngọt dẫn đến việc tạo thành 1 lớp muội đen bào phủ lá làm giảm khả năng quang hợp, trường hợp gây hại nặng có thể làm rụng lá. Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. trứng rầy hình bầu dục liên kết với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ. Vòng đời của rệp sáp : trứng sau 3-5 ngày nở ra rệp non, rệp non sau 6-7 ngày thành rệp trưởng thành, tuổi đời rệp trưởng thành 20-30 ngày. Cà phê thường bị 2 loại rệp sáp gây hại: loại gây hại trên lá, quả và loại gây hại ở rễ. Loại hại rễ sống quanh rễ dưới đất chích hút nhựa cây làm cây kém phát triển.
Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây