Ngày sách và văn hóa đọc

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật

Thứ sáu - 29/11/2013 15:07 736 0
Trước tình hình bệnh Dại diễn ra khó lường tại một số tỉnh, thành phố. Để chủ động phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ tính mạng của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ban ngành liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh Dại tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ; Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư Liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Liên Bộ.
Cũng theo đó, Tại Công văn số 2710/SNN-VP ngày 29/11/2013, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Chi cục Chăn nuôi – Thú y thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây: Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, các ngành liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại trên động vật theo quy định của pháp luật về thú y và Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 09/7/2013 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh Dại trên động vật giai đoạn 2014 – 2016 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn công tác thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và tuân thủ các quy định trong quản lý, phòng chống bệnh Dại. Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi – Thú y các huyện, thị xã phối hợp với UBND cấp xã thực hiện tốt công tác rà soát và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi. Tăng cường công tác bắt chó chạy rong và xử lý chó chạy rong theo quy định. Từ đầu năm 2013 đến nay, cả nước đã có 235.144 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng, trong đó có tới 80 người tử vong tại 24 tỉnh, thành phố gây tâm lý hoang mang trong xã hội, làm nhiều người chết và gây tổn thất kinh tế cho người bị chó cắn do phải điều trị dự phòng. Nguyên nhân chủ yếu do đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh Dại triệt để, nhiều nơi tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp; chó nuôi thả rong, không được quản lý còn rất phổ biến tại các địa phương dẫn đến nhiều người bị chó cắn, trong đó nhiều người lại chủ quan không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng, bị phát bệnh Dại và tử vong. Nguy cơ lây lan bệnh Dại là rất cao.

Tác giả bài viết: Hồng Ngân-VPS

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,409
  • Tháng hiện tại38,519
  • Tổng lượt truy cập4,601,662
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây