Tình hình bệnh khảm là sắn trên địa bàn tỉnh
Võ Thị Lan Hương
2018-09-06T03:34:24-04:00
2018-09-06T03:34:24-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Tinh-hinh-benh-kham-la-san-tren-dia-ban-tinh-1727.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_09/new-picture_3.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh xuất hiện bệnh khảm lá sắn gây thiệt hại nặng nề cho người trồng sắn.
Bệnh khảm lá sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) bệnh lan truyền qua môi giới là họ phấn trắng (Bemisia Tabaci) và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh, đây là bệnh nguy hiểm và khó phòng trừ. Những dấu hiệu để nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá, mức độ nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại năng làm cho lá sắn xoăn, công queo, nhăn nhún. /uploads/news/2018_09/new-picture_2.png Cây sắn bị bệnh khảm lá Giống sắn nhiễm nặng nhất hiện nay giống HLS11 (đây là giống chưa được công nhận), các giống khác: KM 419, KM 140 bị nhiễm nhẹ hơn. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm. Các huyện Chơn Thành, Phú Riềng, Bù Gia Mập và một số huyện khác cũng đã có dấu hiệu xuất hiện của bệnh. Do đó người dân cần có biện pháp ngăn ngừa và quản lý chống lây lan, ngăn chặn tốt bệnh virus khảm lá sắn, tăng cường công tác thăm đồng, điều tra tình hình dịch bệnh trên cây sắn, đặc biệt chú ý giống sắn HLS11. Trong trường hợp phát hiện triệu chứng bệnh, báo ngay về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để có biện pháp xử lý kịp thời không để bệnh lan truyền trên diện rộng.
Tác giả bài viết: Võ Thị Lan Hương
Nguồn tin: tuoitre.vn