Hướng dẫn phòng trừ rệp dính trên cây điều niên vụ 2019-2020.
Uông Sợi
2019-11-23T08:21:35-05:00
2019-11-23T08:21:35-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoc-tap-tam-guong-dao-duc-hcm/Huong-dan-phong-tru-rep-dinh-tren-cay-dieu-nien-vu-2019-2020-1967.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_11/tai-xuong.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Điều là cây trồng chủ lực của tỉnh, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây năng suất, sản lượng không được cao như những năm trước, nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng của khí hậu; giống cũ; cây già cỗi; áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đầy đủ đúng mức và sâu, bệnh hại.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT tại một số vườn điều trên trên địa bàn huyện Bù Đăng phát hiện loài rệp dính (rệp vảy xanh) đang gây hại cục bộ trên cây điều tại xã Phú Sơn với mật số khoảng 30-50 con trên chồi, lúc này cây điều đang vào giai đoạn ra hoa, nên để chủ động phòng, trừ giảm nguy cơ gây hại cho cây điều, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị, thành phố chủ động hướng dẫn cho bà con nông dân các nội dung sau: 1. Nhận biết loài rệp dính (rệp vảy xanh) a. Đặc điểm hình thái Tên khoa học là Coccus viridi. Là loài Rệp vảy xanh với hình dáng có thân hình phình lên thành dạng bán cầu (1 bên phẳng 1 bên cong), có vỏ ngoài màu xanh nhạt hoặc vàng chiều dài thân 1-1,2mm. Con cái không có cánh thường bám chặt vào cành non, lá non, ít di chuyển. Loài rệp có khả năng tiết ra dịch ngọt thu hút các loài kiến vàng, kiến đen cộng sinh. Chất thải của rệp thường có phát triển của nấm muội đen. b. Đặc điểm gây hại. Rệp chủ yếu chích hút nhựa cây ở các bộ phận lá non, chồi non, chồi phát hoa, hoa với mật số cao làm cho các bộ phận gây hại bị biến dạng và khô héo. Vết chích hút còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công gây hại. 2. Biện pháp phòng trừ. * Thăm vườn Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra sự xuất hiện của rệp tại phần non của để phát hiện và có các biện pháp xử lý kịp thời như: - Khi mật số ít, bị một số chồi dùng biện pháp thủ công diệt bằng tay; - Khi mật số cao, trên nhiều chồi, cây thì sử dụng thuốc. /uploads/news/2019_11/tai-xuong_1.jpg Hình ảnh cây điều (Nguồn: internet) * Các loại thuốc sử dụng. - Sử dụng các thuốc có hoạt chất như: dầu khoáng Citrus oil (MAP Green 6SL, 8 SL…); sinh học Ememectin (Angun 5WG); Abamectin; Beauverria bassiana (TKS-NakisiWP). - Sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Deltamethrin (Decis 2.5 EC, …); kết hợp với (Fipronil) Regent; hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (AnBoom 48EC) Lưu ý: liều lượng sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại nhãn bao bì *Thời điểm phun: Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát Lưu ý: Khi cây điều ra hoa tập trung cần lựa chọn hoạt chất phù hợp để phun hạn chế một số hoạt chất có gốc Chlo. dễ bị khô bông. Cảnh báo: Tránh dùng các loại thuốc trừ sâu hóa học để đối phó với sự xâm nhiễm của rệp dính. Các sản phẩm này không chỉ tiêu diệt rệp dính mà còn giết chết cả các côn trùng săn mồi tự nhiên và các loài thụ phấn cho cây. Lời khuyên: Thường xuyên thăm vườn điều để đảm bảo lũ rệp dính đã bị xua đi không quay trở lại. Nếu trồng một số loài cây như sen cạn, cúc tâm tư và cúc vạn thọ, nên bố trí cách xa cây điều vì đây là những cây thu hút rệp.
Tác giả bài viết: Uông Sợi
Nguồn tin: Hội Cựu chiến binh Sở