Huy động các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ

Thứ ba - 29/08/2017 05:03 631 0
Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ (CNCH) là ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng CNCH.
Ngoài ra, phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động CNCH; lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia CNCH. Nguyên tắc trên được quy định tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác CNCH đối với các sự cố, tai nạn sau đây: Sự cố, tai nạn cháy; sự cố, tai nạn nổ; sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối; sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá; sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà, công trình, trên cao, dưới sâu, trong thiết bị, trong hang, hầm, công trình ngầm; sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu; tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm; sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí; sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2, Điều 5 của Nghị định 83 nêu rõ: Các sự cố, tai nạn vừa nêu là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. CNCH trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/2/2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải. CNCH trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định 83 còn quy định về các hành vi nghiêm cấm trong công tác CNCH: Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi; cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, CNCH; cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị CNCH, biển báo, biển chỉ dẫn về CNCH; lợi dụng công tác CNCH xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân. Nghị định 83 cũng quy định các nội dung về phòng ngừa sự cố, tai nạn và công tác chuẩn bị CNCH như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về CNCH; phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị; xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch CNCH của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị CNCH… Quy định hoạt động CNCH về phân công thực hiện công tác CNCH; chế độ thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo; huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia CNCH… Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí lực lượng CNCH; bảo đảm điều kiện cho hoạt động CNCH của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; quản lý nhà nước về CNCH. Nghị định 83 có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2017. Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng phòng cháy và chữa cháy hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 83 có hiệu lực thi hành./.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây