Ngày sách và văn hóa đọc

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

Thứ ba - 10/10/2017 22:26 637 0
Hiện nay việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều đang còn diễn ra nhiều nơi như việc khai thác cát, sỏi dọc các con sông; đập phá đê điều làm ảnh hưởng nhiều tới việc tưới tiêu đồng ruộng hay việc không neo đậu tàu thuyền khi có bão….
Để khắc phục các tình trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều (sau đây gọi là Nghị định 104). Nghị định 104 quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính;... Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100 triệu đồng. Trong đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với hành vi vi phạm làm cản trở sự vận hành và làm hư hại công trình phòng, chống thiên tai, trừ công trình khí tượng, thủy văn. Cụ thể, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai; đối với hành vi neo đậu không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng; phạt tiền từ 8-15 triệu đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai. Phạt tiền từ 15-25 triệu đồng đồng đối với một trong các hành vi sau: Lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục. Đối với hành vi làm hư hại công trình phục vụ phòng, chống thiên tai phạt tiền từ 25-40 triệu đồng. Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không hợp tác. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện. Đối với hành vi yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ tiếp cận gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng. Về mức phạt đối với vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ và cứu trợ không đúng đối tượng; thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời. Việc khai thác trái phép cát, sỏi làm tăng rủi ro thiên tai phạt đến 25 triệu đồng Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017 và thay thế Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013./.

Tác giả bài viết: Ngô Bích Thảo

Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay4,037
  • Tháng hiện tại66,676
  • Tổng lượt truy cập4,629,819
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây