Giải phóng bình phước

Trách nhiệm của chủ vật nuôi trong công tác phòng, chống bệnh dại

Thứ năm - 17/05/2018 23:52 563 0
Để hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại cần sự chung sức của cộng đồng và nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó trong quản lý đàn chó nuôi.
Theo đó chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với Trưởng thôn hoặc UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; phải nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình và bảo đảm vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng xấu đến người xung quanh; khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây dẫn, rọ mõm và có người dẫn dắt; tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó, mèo do Chi cục Chăn nuôi – Thú y tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 3-4 và 9-10, nếu chó mới phát sinh hoặc chưa được tiêm phòng bệnh dại phải báo cho cơ quan thú y gần nhất để được tiêm phòng dại bổ sung, đảm bảo mỗi con chó được tiêm phòng vắc-xin dại 1 lần/năm và lưu giữ Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại theo quy định. Chủ vật nuôi phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng (trường hợp không được nhà nước hỗ trợ); khi chủ vật nuôi phát hiện con vật có biểu hiện bất thường hoặc vô cớ cắn, cào người, động vật khác hoặc có triệu chứng nghi bệnh dại thì phải nhốt ngay chó, mèo đó và con vật đã bị cắn, cào để theo dõi, đồng thời báo ngay cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương trong thời gian nhanh nhất và chấp hành mọi hướng dẫn, xử lý của cơ quan thú y; trong thời gian theo dõi không nên tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán con vật để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người và lây lan thành dịch cho đến khi có ý kiến của cơ quan chức năng. Tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh dại và hướng dẫn của cơ quan thú y trong việc xử lý ổ dịch, cụ thể: khi động vật đã được xác định mắc bệnh dại, chủ vật nuôi phải thực hiện tiêu hủy con vật; vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh dại phải nhốt để theo dõi trong 14 ngày. Tiêm phòng bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp. Trường hợp chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch không tiêm phòng thì phải tiêu hủy. Nếu chủ vật nuôi không quản lý tốt đàn chó nuôi, để chó thả rông nơi công cộng bị bắt giữ phải chịu mọi chi phí, kể cả chi phí nuôi dưỡng, tiêu hủy và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 167/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; không chấp hành việc tiêm phòng bệnh dại cho chó sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017; trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay4,674
  • Tháng hiện tại86,007
  • Tổng lượt truy cập4,557,887
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây