Chào mừng 30.4

Bình Phước: Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp

Thứ năm - 01/12/2022 02:46 259 0
Ngày 26/11, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã diễn ra hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng.
Cùng chủ trì hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham dự.
Về phía tỉnh Bình Phước, tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi và lãnh đạo các ban, sở, ngành cùng đại diện hơn 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 
Với chủ đề “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”, đây là hội nghị “3 trong 1”, được tổ chức không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mà còn xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.
Để nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, ngày 23-11-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 24 nhằm xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để thành cụm liên kết ngành công nghiệp; phát triển vùng Đông Nam Bộ thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, giao lưu quốc tế của Đông Nam Á; phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia; TP. Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân, tập trung chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, tài chính quốc tế… Nghị quyết cũng đề ra 19 chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 của vùng Đông Nam Bộ như: Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 8-8,5%/năm, GRDP bình quân đầu người 380 triệu đồng, tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới 100%, tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%… 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu: Chủ đề của hội nghị là “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”. Trong đó, tư duy mới là phải tự lực, tự cường; phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự phát triển.
Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của nghị quyết. Đây là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.
Chương trình hành động của Chính phủ thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đổi mới về tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương trong vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế vùng; đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan tỏa, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt trong vùng và kết nối với các vùng khác. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ. Có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài làm việc trong vùng. 
Mặc dù cơ cấu ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP của toàn vùng và đang có xu hướng giảm dần (4,6% năm 2020 và mục tiêu đến 2030 chỉ còn 2,3%), nhưng không phải vì vậy mà có thể xem nhẹ vai trò của nông nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ, vì: Thứ nhất, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, với hơn 900.000 lao động đang làm việc, chiếm tỷ lệ 9,2% so với lao động toàn vùng; Thứ hai, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, có lợi ích tổng thể không nhỏ đối với đời sống xã hội, đặc biệt là góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái; Thứ ba, Đông Nam Bộ có điều kiện sản xuất nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp thuận lợi hơn so với các vùng khác, do ít bị tác động bởi biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt, do vậy có thể đóng góp cho nhiệm vụ bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực. 
Toàn cảnh hội nghị triển khai Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Đây xu hướng tất yếu để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Đây còn là giải pháp quan trọng, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân. 
 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp.
Cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái tại các vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh các chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.Ưu tiên triển khai các đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, thiết thực, phù hợp với quy trình canh tác và thích ứng biến đổi khí hậu để chuyển giao cho sản xuất như: chọn giống chống chịu với các điều kiện khí hậu khô hạn, ngập lụt; kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước, các giải pháp sinh thái phòng trừ các dịch bệnh mới; các công nghệ vi sinh làm phân hữu cơ và xử lý chất thải trong môi trường nông thôn; công nghệ chính xác và công nghệ số phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh. Ưu tiên triển khai chuyển đổi số cho các đối tượng đã được cấp giấy chứng nhận VietGap, GlobalGAP..., gắn với phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của địa phương, tạo ấn tượng với khách du lịch.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ trao biên bản ghi nhớ, cam kết tài trợ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đối tác phát triển, gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam với số vốn 4,2 tỷ USD.
Ngay sau đó, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 20 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 10 tỷ USD và hơn 5.000 tỷ đồng, thuộc các lĩnh vực lọc hóa dầu, điện tử, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, du lịch. Riêng tỉnh Bình Phước đã trao 2 giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án Nhà máy sản xuất bếp, tủ phòng tắm của Công ty TNHH Tủ bếp Bloom với số vốn 15 triệu USD; dự án Nhà máy sản xuất đá thạch anh, đá nhân tạo của Công ty TNHH Công nghiệp AUREA với số vốn 15,47 triệu USD.

Nguồn tin: Theo doanhnghiephoinhap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay2,915
  • Tháng hiện tại84,829
  • Tổng lượt truy cập4,647,972
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây