Phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”

Chủ nhật - 31/07/2022 22:57 705 0
Vừa qua, ngày 28/7/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1364 phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc những nội dung sơ lược của Đề án.
Đề án gồm 2 phần, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết của phải xây dựng đề án. Đề án đã đánh giá hệ thống bảo sau thu hoạch nông sản của tỉnh một cách đầy đủ, chi tiết đến từng nhóm cây trồng, vật nuôi; tình hình sản xuất, năng suất, sản lượng của từng loại cây trồng, vật nuôi. Trên cơ sở đó đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, hạn chế và Đề án nêu ra quan điểm rõ ràng: Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản phải đồng bộ trong chuỗi giá trị từ khâu sản xuất - thu hoạch - sơ chế - bảo quản - chế biến - tiêu thụ phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với vùng nguyên liệu và phát triển các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm tổn thất sau thu hoạch.
HÌnh ảnh minh họa
Theo đó đề ra mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của Đề án:
- Mục tiêu đến năm 2025: Trên 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đạt trình độ, năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến trở lên; Có khoảng 20% sản phẩm nông sản tham gia chuỗi liên kết, gắn sản xuất với sơ chế, bảo quản, chế biến và thị trường và đảm bảo khoảng 20% sản lượng nông sản đủ điều kiện, có nhu cầu được sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; Giảm tổn thất sau thu hoạch bình quân còn 19,2%.
- Định hướng đến năm 2030: Trên 60% doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở tham gia sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đạt trình độ, năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến trở lên; Có khoảng 35% sản phẩm nông sản tham gia chuỗi liên kết, gắn sản xuất với sơ chế, bảo quản, chế biến và thị trường và đảm bảo khoảng 30% sản lượng nông sản đủ điều kiện, có nhu cầu được sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; Giảm tổn thất sau thu hoạch bình quân còn 18,6%.
Đề án cũng nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị trong đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung của Đề án.
Tác giả bài viết: Phạm Bích Hiên
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay9,675
  • Tháng hiện tại232,351
  • Tổng lượt truy cập6,009,773
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây