Giải phóng bình phước

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại động vật

Thứ hai - 04/07/2022 04:16 283 0
Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người dẫn đến tử vong. Đối với tỉnh Bình Phước đã xảy ra 07 ca tử vong do nghi mắc bệnh dại; hàng năm có khoảng trên 2.000 người đến các điểm dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh để điều trị dự phòng bệnh dại do bị động vật bị chó cắn.
1. Thực hiện tốt công tác quản lý đàn chó, mèo nuôi: Lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi tại địa phương trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. Định kỳ tối thiểu 02 ln/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã. Thành lập mỗi xã 01 tổ xử lý bắt chó thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại; cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo và công khai điểm nhốt, dữ chó bị bắt, xử lý theo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo: Hằng năm, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho trên 70% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng trong giai đoạn 2022 - 2025; tiêm vắc xin Dại cho trên 80% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm trong giai đoạn 2026 - 2030; thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh.
3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người: Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng. Hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, người tham gia công tác phòng chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định.
4. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về phòng, chống bệnh Dại; quy định cụ thể việc bắt, nhốt giữ, xử lý chó, mèo thả rông; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa chó không có rọ mõm ra nơi công cộng, không thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo...Miễn phí vắc xin Dại và tổ chức tiêm phòng miễn phí cho đàn chó, mèo tại các ổ dịch, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách mua vắc xin Dại cho người; chính sách hỗ trợ vắc xin Dại, tiêm phòng miễn phí cho nhân viên thú y, nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Dại; điều trị, chăm sóc trong trường hợp rủi ro nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vắc xin Dại, huyết thanh kháng Dại, điều trị dự phòng cho người nghèo/cận nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, một số trường hợp đặc biệt khác; chính sách thanh toán bảo hiểm tai nạn do động vật cắn đảm bảo tất cả những người dân được tiếp cận với dịch vụ tiêm vắc xin phòng Dại.
5. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại. Nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại. Thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như truyền thông qua các chương trình truyền hình, phát thanh của trung ương, địa phương, bảng tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; tổ chức thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ y tế, thú y cơ sở; xây dựng, in ấn, phát miễn phí các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pa nô, sách mỏng, sách sổ tay, poster...); truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại; phát động hưởng ứng và tổ chức mít tinh Ngày “Thế giới phòng chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên đề, các buổi tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện,...
6. Tổ chức điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại: Điều tra, xử lý dịch bệnh Dại trên động vật và người bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và y tế. Nhanh chóng, kịp thời xử lý ổ dịch phát sinh, không để lây lan, hạn chế thấp nhất thiệt hại người, vật nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
7. Giám sát bệnh Dại trên động vật: Chủ nuôi động vật có trách nhiệm thường xuyên theo dõi chó, mèo, nếu phát hiện động vật có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y, y tế nơi gần nhất; thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại. Nhân viên thú y cấp xã, các cơ quan thú y có trách nhiệm tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định. Hàng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, btrí kinh phí tổ chức triển khai giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng vắc xin Dại ở động vật; kết quả giám sát có thể sử dụng để chứng minh cơ sở, vùng an toàn bệnh Dại trên động vật.
8. Giám sát bệnh Dại trên người: Người bị chó, mèo cắn phải rửa ngay vết thương và đến các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng Dại. Các điểm tiêm đảm bảo đủ vắc xin để người dân có thể tiếp cận với việc điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm; trường hợp nhiều người bị chó, mèo cắn và có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho cơ quan thú y và y tế địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại. Hằng năm, cơ quan y tế cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tiêm điều trị dự phòng của địa phương, vùng có báo cáo ca tử vong về bệnh Dại để xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, btrí kinh phí triển khai giám sát tiêm phòng vắc xin cho người bị phơi nhiễm bệnh Dại do bị động vật cắn. Cán bộ y tế dự phòng có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện tổ chức điều tra ngay khi nhận được thông tin, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân lâm sàng lên cơn dại gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur để chẩn đoán xác định và tìm sự lưu hành của chủng vi rút Dại.Tại khu vực có bệnh nhân tử vong do Dại, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khử khuẩn và phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y điều tra xử lý ổ dịch Dại trên đàn chó, mèo tại địa phương (nếu có).
9. Tăng cường năng lực xét nghiệm: Đầu tư, tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm thú y hiện có, bảo đảm an toàn sinh học, an ninh sinh học phù hợp với việc xét nghiệm bệnh Dại trên động vật theo quy định; tăng số lượng lấy mẫu xét nghiệm chủ động trên động vật. Tăng cường các trang thiết bị và sinh phẩm cho các phòng thí nghiệm sẵn có; tăng số lượng lấy mẫu xét nghiệm chủ động trên người.
10. Kiểm soát vận chuyển chó, mèo: Tổ chức theo dõi, giám sát, ngăn chặn, xử lý tiêu hủy chó, mèo sản phẩm chó, mèo nhập khẩu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó, mèo bất hợp pháp qua biên giới theo quy định; tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo trong nước theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; tổ chức lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Dại đối với chó, mèo được vận chuyển.
Trách nhiệm của các tổ chức, người nuôi chó, mèo trong công tác phòng chống bệnh Dại động vật như: Thực hiện đăng ký việc nuôi chó, mèo; nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; Chủ động tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; Theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch; chủ nuôi có chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định.
Khi người bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone iodine (nếu có). Hạn chế làm dập nát vết thương và không bằng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Bệnh Dại là bệnh truyền lây nguy hiểm giữa động vật và người. Vì vậy công tác phòng, chống bệnh cần được duy trì, thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho vật nuôi để bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, sức khỏe cộng đồng. Công tác phòng, chống bệnh Dại đòi hỏi cả hệ thống chính trị tích cực tham gia; các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã cần phải xây dựng các phương án, kế hoạch chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Tác giả bài viết: Hồ Quang Thành

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay4,213
  • Tháng hiện tại82,943
  • Tổng lượt truy cập4,554,823
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây