Triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024.

Thứ hai - 15/07/2024 21:31 206 0
Ngày 26/5/2024, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 209/KH-UBND về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Mục đích là triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy về đảm bảo an ninh, ATTP và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông lâm thủy sản tỉnh Bình Phước tại thị trường trong nước và quốc tế. Thống nhất quan điểm chỉ đạo, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp các chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo hoàn thành nội dung đề ra. Theo đó, trong năm 2024 phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu như sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP đạt trên 90%; Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định ATTP đạt 60% - 70%; Tiếp tục triển khai công tác giám sát ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; hạn chế tối đa vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất cấm;
Thứ hai: Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 hoặc tương đương tăng 10% so với năm 2023; Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung có kiểm soát đạt 80%.
Thứ ba: Diện tích trồng trọt, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP, VietGAHP và tương đương tăng 10% so với năm 2023; Số lượng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2023.
Thứ tư: Phấn đấu có 180 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên, trong đó, có 5% sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao; Phấn đấu tăng diện tích được cấp mã số vùng trồng lên 5% so với năm 2023; Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 1,4% tổng diện tích đất canh tác trong trồng trọt. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt 1,0% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất của tỉnh.
Thứ năm: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản đạt 7,5%. Tốc độ tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi chế biến đạt 3,5% so với năm 2023; Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch nông sản chủ lực của tỉnh giảm 1,0%/năm;
Thứ sáu: Phấn đấu duy trì và mở rộng quy mô đối với các sản phẩm, các doanh nghiệp được phép xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đi các thị trường có yêu cầu cấp phép kim ngạch xuất khẩu tăng 10%; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm truyền thống, sản phẩm đảm bảo chất lượng và ATTP, sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, chương trình ký kết hợp tác tăng 10% so với năm 2023.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên UBND tỉnh cũng đề ra 06 nhiệm vụ trọng tâm gồm: (1) Công tác chỉ đạo điều hành; (2) Kiện toàn tổ chức bộ máy; sắp xếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, ATTP, gia tăng chế biến và phát triển thị trường; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đảm bảo chất lượng, ATTP, gia tăng chế biến và phát triển thị trường; (4) Phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản, gia tăng chế biến và phát triển thị trường; (5) Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, ATTP, gia tăng chế biến, phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; (6) Chủ động thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, ATTP.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hà
Nguồn tin: Phòng Kinh tế hợp tác:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây