Chủ động ứng phó ngập, lụt cục bộ, sạt lở do mưa lớn

Thứ tư - 09/08/2023 03:33 159 0
Để chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và thực hiện Công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn và Công văn số 288/VPTT ngày 01/8/2023 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2712/UBND-KT ngày 08/8/2023 yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương: Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện, hồ thuỷ lợi xung yếu phù hợp với diễn biến mưa lũ.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các địa phương trong tỉnh ứng phó thiên tai, sạt lở, lũ lụt, tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu. 
3. Các Công ty cổ phần thuỷ điện: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thuỷ lợi Bình Phước, các đơn vị quản lý hồ chứa: Thường xuyên kiểm tra đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình trong mùa mưa lũ, nhằm phát hiện sự cố công trình để có phương án sửa chữa, khắc phục kịp thời. Đối với các hồ thuỷ điện phải bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn công trình và hạ du trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.
4. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trong trường hợp xảy ra mưa lớn, lũ, lụt kéo dài.
5. Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh: Theo dõi sát tình hình dự báo, kịp thời đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời, hiệu quả để các cấp, các ngành và nhân dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
 6. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh: Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thiên tai, mưa lũ, chủ động tham mưu kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ đạo kịp thời.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố: 
 - Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên liên hệ các xã, phường, thị trấn nắm bắt tình hình thời tiết, thiên tai tại các địa phương, thông báo kịp thời về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.
  - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin kịp thời đến UBND cấp xã và người dân chủ động các biện pháp phòng tránh kịp thời bảo đảm an toàn cho người, tài sản và ổn định sản xuất, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nhân lực, phương tiện, vật tư đảm bảo ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra.
 - Tổ chức rà soát và cắm biển báo tại những địa điểm nguy hiểm thường xuyên hoặc có nguy cơ cao xảy ra thiên tai (nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết). Triển khai các lực lượng cảnh báo, canh gác tại các tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt để đảm bảo an toàn cho người dân đồng thời cảnh báo người dân không di chuyển ở những vùng nước ngập sâu, chảy xiết.
 - Triển khai lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở; phát hiện kịp thời những nơi dòng chảy bị tắc nghẽn, các dấu hiệu bất thường khác để thông báo chính quyền địa phương và người dân kịp thời xử lý hoặc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn.
 - Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt. Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại khu vực bị ngập lụt, chia cắt; tổ chức sơ tán dân ở những nguy cơ cao đến nơi an toàn
 - Khi có mưa lớn kéo dài, đề nghị các xã, phường, thị trấn thường xuyên thông báo rộng rãi cho nhân dân, đồng thời khuyến cáo cho người dân không qua lại các khu vực nguy hiểm; cắm biển báo và tổ chức trực, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi mưa lũ, ngập lụt, cảnh giác tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở…
 - Triển khai công tác phòng, chống thiên tai, phù hợp với đặc điểm, nguy cơ xảy ra thiên tai tại từng huyện, thị; theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, chủ động chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác ứng phó với các tình huống xấu xảy ra, kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
Tác giả bài viết: Vũ Lan Phương
Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây