Kỷ niệm 07.5

Đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước

Thứ hai - 28/08/2023 22:34 105 0
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai Kế hoạch số 166-KH/TU ngày 19/6/2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bình Phước có nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú với hệ thống các sông, suối, bàu nước, hồ chứa nước đa dạng, có dòng chảy đặc thù theo mùa. Trên địa bàn tỉnh hiện có 75 sông, suối lớn nhỏ nội tỉnh, có 4 sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai gồm: Sông Bé, Sài Gòn (Rạch Chàm), Đồng Nai, Sông Măng (Dak Jer Man); 3 hồ thủy điện lớn là Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa; 73 công trình thủy lợi vừa và nhỏ (64 hồ chứa vừa và nhỏ, 7 đập dâng, 1 trạm bơm và 1 hệ thống kênh sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn). Tổng dung tích của các hồ chứa 82,79 triệu m3. Nhiệm vụ các công trình này là phục vụ tưới nước cho 9.286ha, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt với công suất 133.642 m3/ngày đêm.
Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Luật thủy lợi, các văn bản hướng dẫn Luật thủy lợi và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Công tác thanh tra, kiểm định an toàn đập, hồ chứa, công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi được thực hiện thường xuyên, đảm bảo công trình vận hành an toàn, phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp đập, hồ chứa phục vụ đa mục tiêu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập còn chậm, chưa kịp thời, nguồn kinh phí thực hiện còn hạn chế. Công tác xử lý vi phạm hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được chỉ đạo thường xuyên, nhưng vẫn còn xảy ra các hạng mục công trình sau nhiều năm vận hành có dấu hiệu xuống cấp do tác động của thời gian, thiên tai, mưa bão gây ra, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, lũ đang đặt ra nhiều thách thức trong thời gian tới.
Do đó, việc triển khai Kế hoạch này nhằm bảo vệ, phát triền bền vững nguồn nước trên địa bàn tỉnh để đạt được công suất cấp nước khoảng 365.000 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và đạt khoảng 559.800m3/ngày đêm giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu 80% hộ gia đình ở thành thị và 40% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đến năm 2030, phấn đấu 100% hộ gia đình ở thành thị và 65% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; cân đối đủ nước phục vụ sinh hoạt và các ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2045, bảo đảm 100% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; kiểm soát và khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan có liên quan và địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; phòng chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bình Phước:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay9,664
  • Tháng hiện tại37,495
  • Tổng lượt truy cập4,721,577
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây