Giải phóng bình phước

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ AFLATOXIN TRONG CHĂN NUÔI

Thứ tư - 04/10/2017 03:31 4.761 0
Aflatoxin là độc tố của nấm Aspergillus flavus và A.parasiticus. Các loại nông sản thường bị nhiễm độc tố Aflatoxin là ngũ cốc (bắp, gạo, lúa mì, kê), hạt có dầu (đậu phọng, mè, đậu nành…), trong đó ở đậu phộng độc tố Aflatoxin hình thành mạnh nhất. Trong thực tế sản xuất người ta thấy có 3 nguồn nhiễm quan trọng nhất, đó là nhiễm ngoài đồng lúc thu hoạch, nhận biết rõ nhất là bắp, khi chín khô ngoài đồng, chưa thu hoạch kịp, gặp mưa có độ ẩm cao, các loại nấm mốc có nguồn gốc từ đất xâm nhập và phát triển sản xuất ra các loại độc tố tích lũy trong bắp; nhiễm trong kho khi bảo quản thức ăn do độ ẩm trong thức ăn còn cao (>14%) đã đem dự trữ hoặc do độ ẩm không khí trong kho cao hấp thu vào nguyên liệu, do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm làm cho nước ngưng tụ trên bề mặt thức ăn gây ra hiện tượng ẩm cục bộ tạo điều kiện cho nấm phát triển; nhiễm trong chuồng khi cho ăn, nếu thức ăn rơi đổ nhiều xuống nền chuồng, hoặc thức ăn bị ẩm đọng lại trong máng lâu ngày là môi trường thuận lợi để cho nấm mốc phát triển sinh ra độc tố. Nếu để cho gia súc, gia cầm quá đói sẽ ăn lại thức ăn rơi này với số lượng nhiều có thể gây ra ngộ độc. Đồng thời trước tình hình thực tế hiện nay, giá cả thức ăn ngày càng cao, người chăn nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ để làm thức ăn chăn nuôi cho nên nguy cơ thức ăn nhiễm độc tố rất cao. Độc tố Aflatoxin ít khi gây ra ngộ độc cấp tính, nó gây hại cơ thể động vật từ từ do đó làm cho người ta không để ý. Nhưng khi phát sinh triệu chứng thì những cơ quan bộ phận chúng tấn công đã hư hại nghiêm trọng . Tuy nhiên, những hậu quả do độc tố Aflatoxin gây ra cũng dễ nhận thấy nếu đang xảy ra những hiện tượng như tỷ lệ thụ thai của heo nái giảm, tỷ lệ heo con bị bại liệt tăng lên; gia cầm non chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiểng, co giật và da tím tái, phân tiêu chảy, gia cầm đẻ giảm tỷ lệ đẻ trứng; khả năng mẫn cảm của vật nuôi với các bệnh khác tăng do sự suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm khả năng hấp thụ các vitamin; lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày giảm. Những vấn đề trên là những biểu hiện của sự nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn, đôi khi, những biểu hiện của sự nhiễm độc tố Aflatoxin trong thức ăn có thể không rõ ràng ở vật nuôi. Động vật nhiễm độc tố Aflatoxin không điều trị được cho nên cách tốt nhất là ngăn ngừa không cho độc tố Aflatoxin nhiễm vào trong thức ăn.Độc tố Aflatoxin làm ảnh hưởng tới năng suất và gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi rất lớn, để phòng ngừa động vật nhiễm độc tố Aflatoxin, nên chọn mua cám tổng hợp còn thời hạn sử dụng dài, cám thơm ngon không được có mùi hôi, mốc; chọn nguyên liệu mới làm thức ăn chăn nuôi; thường xuyên kiểm tra nguyên liệu trước, trong khi dự trữ và lúc sử dụng để trộn thức ăn, loại bỏ những nguyên liệu bị hư hỏng, nấm mốc; những thùng đựng thức ăn nên vệ sinh và để trống một thời gian sau khi đã dùng hết thức ăn; kiểm tra, khống chế độ ẩm và nhiệt độ thích hợp trong quá trình dự trữ nguyên liệu; bảo quản nguyên liệu nơi khô ráo; kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt, chuột trong kho; sử dụng hóa chất chống nấm mốc; trồng bắp khi thu hoạch trong mùa mưa thì không nên để lâu ngoài đồng mà nên thu hoạch kịp thời, đem về sấy hoặc phơi khô liền; hàng ngày vệ sinh máng ăn, uống và không để lưu lại những thức ăn thừa xuống nền chuồng, hoặc thức ăn bị ẩm đọng lại trong máng lâu ngày;….. /uploads/news/2017_10/new-picture-32.png Bắp nhiễm nấm mốc Nhiễm độc tố Aflatoxin không điều trị được, biện pháp duy nhất là thay ngay thức ăn đã bị nhiễm độc tố Aflatoxin; hòa vào nước uống những thuốc trợ sức và giải độc như glucoza, vitamin C; bổ sung Methionin vào thức ăn để hồi phục chức năng gan./.

Tác giả bài viết: Lê Thúy Hồng

Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay4,147
  • Tháng hiện tại81,267
  • Tổng lượt truy cập4,553,147
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây