Giải phóng bình phước

Những lưu ý khi nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa lũ

Thứ hai - 16/10/2017 03:36 1.040 0
Trong mùa mưa nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa thường xuyên thay đổi khiến thủy sản sinh trưởng, phát triển kém và là điều kiện để các vi sinh vật gây bệnh phát triển, phát tán nhanh; đồng thời gây nên các hiện tượng sốc môi trường cho thủy sản, mầm bệnh có nhiều cơ hội xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh, mưa lũ, để bảo vệ diện tích nuôi thủy sản trong mùa mưa như sau:
a. Đối với các hộ nuôi thủy sản trong ao đất Trong mùa mưa, các hộ nuôi thủy sản cũng cần tiến hành gia cố thêm bờ bao chắc chắn, cao hơn mực nước trong ao ít nhất 0,5m, nếu ao quá thấp cần làm hệ thống lưới chắn trên bờ ao cao 1mét để phòng khi mưa liên tục nước trong ao tràn bờ, cá sẽ không theo dòng nước thất thoát; dọn sạch đăng cống, chuẩn bị cuốc, xẻng, lưới, cọc tre hoặc máy bơm tiêu úng khi cần thiết để vượt lũ; phát quang xung quanh bờ để tránh lá, cành cây rơi xuống làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao, xử lý bằng vôi bột hoặc thuốc khử trùng sau những trận mưa kéo dài để ổn định môi trường ao nuôi nhằm diệt vi khuẩn, dịch mầm bệnh. Hạn chế thay nước cho ao trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa do lúc này nguồn nước thường bị ô nhiễm từ nước sinh hoạt, nước có nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các vườn, rẫy trồng cây công nghiệp... và tránh gây xáo động trong môi trường nuôi. Quan sát tình trạng cá bơi lội trong ao, không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu lạ nào bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh trong giai đoạn đầu. Đối với ao nuôi sau mỗi lần thay nước phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột, với liều lượng 3 kg/100m3 nước. Tích cực cho cá ăn thức ăn giàu đạm, bổ sung thêm vitamin C để giúp cá tăng sức đề kháng tránh bị sốc trước thời tiết thay đổi đột ngột; những nơi cá đã đến kỳ thu hoạch nên tổ chức thu hoạch trước để tránh thiệt hại Có thể bổ sung thức ăn được lên men ủ với mùi kích thích khả năng ăn ngon, ăn nhiều và giúp tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột cho cá, men ủ thức ăn cho cá hỗ trợ để trộn cùng với các loại thuốc cho cá ăn giúp làm tăng sức đề kháng chống lại các bệnh. Men ủ thức ăn còn giúp tiết kiệm chi phí thức ăn còn 80%, nhưng vẫn đảm bảo đàn cá tăng trọng bình thường. Những nơi cá đã đến kỳ thu hoạch nên tổ chức thu hoạch trước để tránh thiệt hại. b. Đối với nuôi thủy sản Lồng bè: Thường xuyên theo dõi thời tiết và lưu lượng nước, dòng chảy trên hồ để có biệm pháp phòng tránh thích hợp. Như cần léo, buộc chắc chắn hoặc di dời lồng bè đến nơi khuất gió và an toàn. Lồng bè nuôi nên vệ sinh tẩy dọn lồng sạch sẽ để đảm bảo nước lưu thông nhanh và môi trường trong sạch, vi khuẩn không có điều kiện để phát triển. Bà con cần quan tâm đến các lồng nuôi cá để tránh cho lồng bị nước cuốn trôi hoặc hỏng hóc các lồng. Đặt túi vôi ở các góc lồng nuôi. Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng hoặc cá tươi sống khai thác trên hồ. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn, thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời. /uploads/news/2017_10/new-picture-109.png Người dân chắn lưới quanh ao chống cá tràn ra ngoài khi nước ngập

Tác giả bài viết: Hồ Văn Biên

Nguồn tin: Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay2,443
  • Tháng hiện tại83,776
  • Tổng lượt truy cập4,555,656
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây