Chào mừng 30.4

Chó con: Mối nguy hiểm cận kề

Thứ tư - 04/10/2017 21:58 1.343 0
Chó con là vật nuôi nhỏ nhắn, dễ thương có thói quen đùa giỡn với con vật khác, người, nhất là trẻ em. Nhiều lúc chúng ta xem thường những vết cắn, cào nhẹ vào da trong lúc đùa giỡn, đã gây nên những cái chết oan uổng, thương tâm do căn bệnh dại.
Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại ở chó con rất cao, do chó dưới một tháng tuổi theo quy trình tiêm chủng vaccine Rabisin không được tiêm phòng bệnh dại đối với chó con được sinh ra từ chó mẹ chưa được tiêm phòng và chúng có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại sau khi đẻ vài tuần; chó con mắc bệnh dại phần lớn ở thể bại liệt, chó con buồn rầu, ủ rủ và liệt nên khi chúng cắn, cào nhẹ không nghĩ là chó con mắc bệnh dại nên đã bỏ qua không đi tiêm phòng cho người; số lượng chó tăng nhanh do thời gian mang thai ngắn, số con đẻ ở mỗi lứa từ 4-8 con nếu chủ vật nuôi không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ bệnh dại càng tăng cao. Để ngăn ngừa chó cắn, cào trẻ em, nên hạn chế việc chơi đùa và ẵm bồng chó con của các em nhỏ. Cắt, bấm bỏ đầu nhọn của các răng nanh khi chó còn non và phải cắt cho bằng phẳng. Móng chân của chó cũng phải được theo dõi để cắt ngắn, nếu để móng chân mọc quá dài, chó sẽ bị đau bàn chân, đi lại khó khăn và cào làm lây nhiễm bệnh dại cho con người. /uploads/news/2017_10/new-picture-33.png Tiêm phòng bệnh dại cho chó theo định kỳ hàng năm Chó là loại động vật thông minh, trung thành và biết giữ nhà nên là thú nuôi được yêu thích của mọi gia đình, nhưng chúng cũng đem đến những mối nguy hiễm khôn lường đó là căn bệnh dại, cho nên để phòng bệnh dại cho chính gia đình mình và cho cộng đồng, chủ vật nuôi đưa chó đi tiêm phòng bệnh dại vào các đợt tiêm phòng định kỳ hàng năm vào tháng 3-4 và 9-10 do Chi cục Chăn nuôi – Thú y tổ chức, nếu chó mới đẻ hoặc chưa được tiêm phòng bệnh dại phải tiêm phòng bổ sung và lưu giữ giấy chứng nhận tiêm phòng; khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây dẫn, rọ mõm và có người dẫn dắt; khi phát hiện chó (kể cả chó con) có biểu hiện bất thường hoặc vô cớ cắn, cào người, động vật khác hoặc có triệu chứng nghi bệnh dại thì phải nhốt ngay chó đó và con vật đã bị cắn, cào để theo dõi, đồng thời báo ngay cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương để kịp thời xử lý. Người bị chó cắn, cào phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập – Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,526
  • Tháng hiện tại77,666
  • Tổng lượt truy cập4,640,809
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây