Ngày sách và văn hóa đọc

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH XOẮN KHUẨN

Thứ tư - 06/12/2017 03:54 613 0
Bệnh Xoắn khuẩn (Leptospirosis) là bệnh truyền lây giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm ở gia súc do xoắn khuẩn Leptospira thuộc loài L. interrogans gây ra. Động vật mắc bệnh là trâu bò, ngựa, dê cừu, lợn, chó mèo, động vật hoang dã, chuột, thỏ, người.
Nguồn bệnh là chuột mang trùng, gia súc mắc bệnh, nguồn nước đọng, đất bị nhiễm nước tiểu của chuột và gia súc mắc bệnh. Đặc điểm của bệnh là sốt, vàng da, vàng niêm mạc, nước tiểu có máu; viêm gan, thận; rối loạn tiêu hóa; động vật mang thai có thể bị sảy thai.Triệu chứng lâm sànga) Thể cấp tính - Đối với trâu bò, dê, cừu:+ Bê thường mắc bệnh ở thể cấp tính, triệu chứng ban đầu sốt cao (40,50C – 410C), bỏ ăn, nước tiểu có máu, khó thở do xung huyết phổi, có chứng thiếu máu, suy kiệt dần rồi chết. Nước tiểu màu vàng.+ Trâu, bò trưởng thành có biểu hiện triệu chứng rất khác nhau và khó chẩn đoán. Con cái đang trong thời kì tiết sữa bị giảm sản lượng sữa. Sữa thường có màu vàng, có các vệt máu hoặc cục máu. Bầu vú thường mềm và nhão.- Đối với chó: Thời gian nung bệnh từ 4-12 ngày, nhưng cũng có thể ngắn khoảng 2 ngày. Con vật sốt 400C - 410C, trước khi chó chết thân nhiệt hạ xuống 360C - 36,50C; ủ rũ, nôn mửa, run rẩy, lưng cong, bỏ ăn, lười vận động, đầu lưỡi loét và hoại tử, tiêu chảy, trong phân có lẫn máu. - Đối với lợn: Bệnh thường xảy ra ở đàn lợn con và lợn nái. Lợn con đẻ ra có triệu chứng sốt, co giật, gày còm, ốm yếu. Lợn nái sảy thai, bỏ ăn bất thường hoặc ăn ít, mệt mỏi, thích nằm ở xó chuồng; phù nề, đầu to, mắt híp; tiếng kêu yếu, khản đặc hay mất hẳn, lông dựng; nước tiểu vàng, hơi sánh, có thể có màu cà phê, có lẫn máu; niêm mạc và da vàng, lợn bị bệnh nặng da toàn thân có màu vàng; mắt đau có dử, màu hồng, có khi mù mắt; lợn nái sau khi sảy thai 3 - 6 tuần thường chịu đực mà không có biểu hiện chung của động dục. b) Thể mạn tínhGia súc sốt nhẹ 390C - 39,50C, gia súc mang thai có hiện tượng sảy thai, đẻ non, bất dục, nếu sinh con thì con non đẻ ra yếu; gia súc đực có hiện tượng viêm khớp, sưng dịch hoàn, tinh dịch loãng, tỷ lệ tinh trùng dị hình cao. Phòng bệnh- Tiêm phòng vaccine phòng bệnh xoắn khuẩn.- Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng dụng cụ, môi trường chăn nuôi. Không để nước đọng ở quanh nhà ở, chuồng trại.- Diệt chuột trong trang trại chăn nuôi vì chuột mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh giữa các khu vực chăn nuôi.Điều trịĐiều trị bằng kháng sinh kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng tốt và cải thiện môi trường chăn nuôi để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay22,631
  • Tháng hiện tại62,755
  • Tổng lượt truy cập4,625,898
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây