Chào mừng 30.4

KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG HEO NÁI HẬU BỊ

Thứ năm - 07/12/2017 20:06 1.797 0
Một trong những bước đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng đàn heo nái sinh sản đạt năng suất cao đó chính là công tác chọn giống, chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái hậu bị.
Cần phải tuyển lựa và chăm sóc, nuôi dưỡng những nái làm hậu bị đúng cách thì mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai. Để có được con giống tốt phải được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đáp ứng các quy định tại khoản 1, Điều 19 Pháp lệnh giống vật nuôi; chất lượng giống đạt tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định hiện hành; có đầy đủ thông tin về tên giống, ngày, tháng, năm sinh và số hiệu của cá thể; tên giống và số hiệu bố, mẹ; tên giống và số hiệu ông, bà. Chọn con giống có các đặc điểm di truyền tốt. Sau khi kết thúc giai đoạn nuôi cai sữa (đến thời điểm chuyển đàn 8-9 tuần tuổi), tiến hành đánh giá ngoại hình và tuyển chọn những heo đạt tiêu chuẩn làm giống. Tùy theo độ tuổi, nhóm giống và trọng lượng của từng cá thể heo, cần phân lô để nuôi dưỡng theo từng nhóm giống riêng biệt và được ăn tự do cho đến trước thời điểm chuẩn bị đưa vào phối giống, đồng thời đảm bảo tính đồng đều của heo trên từng ô chuồng nhằm thuận tiện trong việc chăm sóc, quản lý và đảm bảo khả năng phát triển. Cần tiêm phòng đầy đủ một số loại vaccine phòng bệnh cần thiết trong từng giai đoạn tuổi và tiêm nhắc lại trước khi phối giống như Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus,..và theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đến thời điểm heo đạt 90-100kg (tương đương 5-6 tháng tuối), tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe như: Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải; Lông da bóng mượt; Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ; Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp; Ngực sâu rông, không lép; Lưng thẳng, dài vừa phải; Sườn sâu, tròn và bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn; Mông tròn, rộng và dài vừa phải; Đùi đầy đặn, ít nhăn và chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ, khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải, móng không tè, đi đứng tự nhiên và đi bằng móng chân; Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau và bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt. Đến lúc 6 tháng tuổi trở đi, tiến hành chú ý theo dõi những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu và ghi chép số liệu vì điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai. Trong giai đoạn này, cho ăn tự do và sử dụng thức ăn dành cho heo nái hậu bị giống hoặc nái nuôi con. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm. Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine… Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay7,506
  • Tháng hiện tại92,557
  • Tổng lượt truy cập4,655,700
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây