Chào mừng 30.4

CẢNH BÁO LỐC XOÁY ĐẦU MÙA MƯA

Thứ năm - 11/05/2017 22:44 843 0
Từ cuối tháng 3/2017 đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xuất hiện mưa trái mùa trên diện rộng kéo theo giông, gió, lốc xoáy gây thiệt hại đáng kể tài sản và cây trồng của nhân dân. Tình hình thiệt hại tại các huyện, thị cụ thể như sau:
- Huyện Bù Đăng có 152,9 ha điều và cao su bị đỗ gãy, 06 căn nhà bị sập, 59 căn bị tốc mái hoàn toàn, 09 trụ điện trung thế bị gãy đổ, 01 trạm biến áp bị cháy, 01 người bị thương. - Huyện Bù Đốp có 3,56 ha tiêu bị ngã đổ. - Huyện Hớn Quản có khoảng 3.000 cây cao su bị gãy đổ, 2,9 ha tiêu bị gãy đổ, 01 căn nhà bị tốc mái hiên. - Huyện Lộc Ninh có 8,715 ha hồ tiêu bị gãy đổ, 01 căn nhà bị tốc mái. - Huyện Phú Riềng có 01 căn nhà bị sập, gãy đổ 2,5 ha tiêu, 6 ha cao su và 22,5 ha điều. - Thị xã Bình Long có 09 căn nhà bị tốc mái, 9 ha tiêu bị đỗ ngả rạp, 0,3 ha điều bị gãy đổ. - Thị xã Đồng Xoài có 10 căn nhà bị tốc mái, gãy đổ 1.500 cây cao su và 1.600 cây điều. Ngay sau khi mưa và lốc xoáy xảy ra gây thiệt hại về tài sản và cây trồng của nhân dân, UBND, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện đã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai biện pháp khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra như hỗ trợ sửa sang lại nhà cửa và dựng lại các vườn Tiêu bị đổ ngã; đồng thời tiến hành thống kê thực tế thiệt hại cây trồng để báo cáo và đề xuất các giải pháp hỗ trợ giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất. /uploads/news/2017_05/new-picture-41.png /uploads/news/2017_05/new-picture-42.pngHồ tiêu và điều của người dân trên địa Các lực lượng tại chỗ giúp người dân dựng lại trụ tiêu bị đổ.bàn huyện Bù Đăng và Bù Đốp bị đổ do lốc xoáy Có thể nói lốc xoáy là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm, xảy ra đột ngột, di chuyển nhanh trong một thời gian ngắn và khó dự báo. Lốc xoáy phát triển từ giông, cũng có khi sinh ra từ một dải gió giật mạnh. Phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây giông, đặc biệt là mây giông tích điện. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống, sự tương tác làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung, tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất tạo thành hiện tượng gió xoáy. Lốc xoáy di chuyển theo vệt chứ không di chuyển trên diện tích rộng, chúng có thể cuốn theo những vật thể như nhà cửa, cây cối và nó có thể kéo dài từ vài giây cho đến một giờ, sức gió của lốc xoáy rất mạnh và gây thiệt hại rất lớn nơi lốc xoáy di chuyển qua. Để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp; các cấp, các ngành và chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân chủ động ứng phó để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người lẫn tài sản; chủ động phòng tránh lốc xoáy nhằm giảm thiểu thiệt hại do loại hình thiên tai này gây ra. Một số biện pháp phòng tránh ứng phó với lốc xoáy như sau: - Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các kênh truyền thông tin, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ hoặc thông báo từ các bản tin địa phương để kịp thời có biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả; đồng thời tuyên truyền người dân không nên tham gia giao thông khi có giông, lốc xoáy… - Thường xuyên kiểm tra, chằng chống tu sửa nhà cửa, ở những khu vực trống trải, ven sông nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà hoặc các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có mưa giông, lốc xoáy. Đối với những hộ xây dựng nhà cạnh cây to nên chặt, tỉa cảnh, nhánh của các cây cao, già yếu, nằm gần nhà ở. Kiểm tra hệ thống đường dây diện từ ngoài vào nhà, gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm... để đảm bảo an toàn khi xuất hiện mưa giông, lốc xoáy. - Khi trời mưa lớn kèm theo giông, sét, lốc xoáy cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, tìm nơi trú ẩn, nên trú ẩn tại các nhà kiên cố, không nên núp dưới bóng cây, cột điện cao thế … tránh những vật dụng bằng kim loại và ngắt các thiết bị điện... - Đối với người trồng tiêu không nên để trụ tiêu quá cao, phải thường xuyên cắt tỉa cành các loại cây làm nọc tiêu; gia cố, trằng buộc vườn tiêu để đảm bảo an toàn khi xuất hiện mưa giông, lốc xoáy.

Tác giả bài viết: Vũ Lan Phương

Nguồn tin: Theo Báo điện tử Bình Phước::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay7,144
  • Tháng hiện tại8,275
  • Tổng lượt truy cập4,692,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây