Cảnh báo nguy hại từ việc đánh bắt cá bằng xung điện
Hồ Văn Biên
2017-05-18T23:28:30-04:00
2017-05-18T23:28:30-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Canh-bao-nguy-hai-tu-viec-danh-bat-ca-bang-xung-dien-1480.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Dù đã biết hành vi dùng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản là hành vi vi phạm pháp luật, hủy hoại môi trường thủy sinh và bị nghiêm cấm. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng xung điện để khai thác thủy sản vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt và đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người.
/uploads/news/2017_05/new-picture-47.png Người dân sử dụng xung điện để đánh bắt cá Trong những năm gần đây, cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm đến tính mạng và hủy hoại đối với môi trường sinh thái từ việc đánh bắt cá bằng xung điện và cấm sử dụng công cụ. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra khá phổ biến trên các hồ chứa lớn như hồ Thác Mơ, hồ Cần Đơn, hồ Phước Hòa và hồ Srok Phu Miêng. Những thiết bị “hành nghề” này khá đơn giản, chỉ một bình ắc-quy khoảng 12V từ 70-120A, được gắn với một bộ phận kích điện, nối dây dẫn điện xuống hai cần tre dài khoảng 2-5m, có gắn thanh sắt nhọn và vợt sắt rồi bật công tắc là có thể tạo ra dòng điện từ 110-220V thậm chí lên tới 500V. Với cách đánh bắt này, tất cả các sinh vật ở dưới nước nằm trong tầm bán kính từ 2-10m có khi tới vài chục mét đều bị hủy diệt. Những thủy sản bị nhiễm điện còn sống sót sẽ không phát triển được và mất luôn khả năng sinh sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn. Chính vì vậy, nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đang bị đe dọa nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái thủy sinh. Ngoài tác hại đối với môi trường và nguồn lợi thủy sản, loại hình ngư cụ khai thác này còn gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, bởi chỉ cần một chút bất cẩn là xảy ra hậu quả khôn lường. Sự việc thương tâm vừa xảy ra tại thôn 1, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng là một minh chứng. Theo thông tin được biết, vào khoảng 8h sáng ngày 15/5/2017 anh Phạm Văn N, sinh năm 1980, cùng 3 người bạn rủ nhau ra hồ Thác Mơ thuộc địa bàn thôn 1 xã Đức Liễu để chích cá (xung điện). Sau đó không lâu, những người bạn đi cùng phát hiện anh N bị điện giật chết và rơi xuống hồ, đến 11h giờ cùng ngày mới vớt được thi thể đưa về an táng. Vào năm 2012 trên dòng sông Lấp thuộc lòng hồ Thác Mơ ở khu vực xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng cũng có trường hợp đau lòng hơn đã xảy ra (Tôi xin không nêu tên), khi hai cha con đi kích điện bắt cá thì người cha bị điện giật rơi xuống nước, trong tình thế nguy cấp, không kịp suy nghĩ, người con lao đến cứu cha nhưng thương thay cả 2 cha con đều bị điện giật chết. Hai trường hợp trên cũng chỉ là số ít trong những nạn nhân tử vong vì dùng xung điện để đánh bắt cá trên địa bàn tỉnh. Do đó, mong rằng người dân xem đây như là bài học cảnh giác và không dùng công cụ xung điện, kích điện để khai thác thủy sản. Vẫn biết rằng sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản là vi phạm pháp luật, hủy hoại nguồn lợi thủy sản là xem thường tính mạng của bản thân. Nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh, nhiều người vẫn sử dụng ngư cụ này để khai thác thủy sản. Vì vậy, để hạn chế những vấn đề nêu trên, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành quy định của Nhà nước đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, xử lý triệt để các trường hợp khai thác thủy sản trái quy định trên các hồ chứa thuộc phạm vi huyện, thị xã quản lý theo quy định. Mặt khác mỗi người dân chúng ta cần nhận thức rõ hơn những hiểm họa từ xung điện kích kiện và không sử dụng ngư cụ này để khai thác thủy sản nhằm bảo vệ, phát triển nguồn thủy sản tự nhiên và bảo vệ tính mạng của con người.
Tác giả bài viết: Hồ Văn Biên
Nguồn tin: Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam