CÒN ĐÂU NGUỒN LỢI THỦY SẢN?
Lê Thị Loan
2017-05-16T20:59:20-04:00
2017-05-16T20:59:20-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/CO-N-DAU-NGUON-LOI-THUY-SAN-1475.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Luật thủy sản năm 2003 ghi rõ, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đây là tài nguyên thuộc sở hữu của toàn dân, được Nhà nước thống nhất quản lý.
Các tổ chức cá nhân có quyền khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật nhưng việc khai thác phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học…khai thác thủy sản không được cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh, không được khai thác thủy sản có kích cỡ nhỏ hơn quy định…những ngư cụ mang tính chất hủy diệt như: chất nổ, xung điện kích điện cũng không được sử dụng để khai thác thủy sản. /uploads/news/2017_05/new-picture-43.png Tang vật thu giữ được Mặc dù đã có nhiều văn bản từ Trung ương đến địa phương quy định về những hành vi cấm trong hoạt động khai thác thủy sản và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước cũng đã thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền về các văn bản cũng như tác hại của việc sử dụng các ngư cụ cấm làm hủy diệt môi trường và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản nhưng trên thực tế, tình trạng khai thác thủy sản vẫn còn diễn biến phức tạp, các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản vẫn còn xảy ra nhiều, người dân vẫn sử dụng các ngư cụ khai thác thủy sản mang tính chất tận diệt, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, làm cho nguồn lợi thủy sản trong những năm qua giảm sút nghiêm trọng. Trong đợt kiểm tra vừa qua, Đoàn Thanh tra số 84/QĐ-SNN-TS ngày 30/3/2017 đã xử lý 05 đăng chắn ngang sông, hơn 10 trường hợp tàn trữ, sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản, 234 lưới bát quái (lờ dây, lợp liên hợp) với chiều dài gần 2.000m và 01 trường hợp sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản. Những ngư cụ này đều nằm trong quy định những hành vi cấm trong hoạt động khai thác thủy sản vì nó làm hủy diệt, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Mặc dù, trong những năm qua, các đoàn thanh tra, kiểm tra của tỉnh đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đánh thức được ý thức, trách nhiệm của người dân đối với cuộc sống của chính bản thân họ và với xã hội. Mong rằng với nhiều biện pháp tuyên truyền sẽ giúp những ngư dân này nhận ra những việc làm chưa đúng và sẽ khắc phục những hành vi sai trái đó trong thời gian sớm nhất, tình trạng sử dụng ngư cụ tận diệt, hủy diệt sẽ giảm đi và nguồn lợi thủy sản sẽ có cơ hội phát triển bền vững, đáp ứng cho nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển đáp ứng cho nhu cầu của tương lai.
Tác giả bài viết: Lê Thị Loan
Nguồn tin: Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam