Kết quả công tác thanh tra An toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản năm 2019
Hồ Quang Đường
2019-12-03T04:01:37-05:00
2019-12-03T04:01:37-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Ket-qua-cong-tac-thanh-tra-An-toan-thuc-pham-nong-lam-san-va-thuy-san-nam-2019-1974.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_12/duong_1.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Các loại hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau, củ, quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt, cá mà khi con người ăn vào cơ thể sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống… là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.
Do đó, việc chỉ yêu cầu người tiêu dùng “nói không với thực phẩm không an toàn” thì vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề An toàn thực phẩm (ATTP), mà nó phải được bắt đầu từ người sản xuất, kinh doanh và người chế biến thực phẩm, bởi chỉ có họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch. Chính vì lý do đó, để góp phần ATTP cần phải nâng cao nhận thức các cơ sở sơ chế, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản, thủy sản thực hiện đúng quy định của pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông (Sở Nông nghiệp & PTNT) đều xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, tập huấn kiến thức và đặc biện là xây dựng Kế hoạch thanh tra chuyên ngành về ATTP nông lâm sản và thủy sản trong phạm vi trách nhiệm quản lý được phân công của cấp có thẩm quyền. Ngày 05/12/2018, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành Quyết định số 538/QĐ-SNN-TTr về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2019 của Sở Nông nghiệp & PTNT. Lĩnh vực Thanh tra chuyên ngành về ATTP nông lâm sản và thủy sản thực hiện 04 Đoàn Thanh tra. 1. Kết quả đạt được Tính đến tháng 11/2019, Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức 4 đợt thanh tra 182 cơ sở, kết quả có 22 cơ sở vi phạm về điều kiện ATTP. Tổng số mẫu được test nhanh và gửi các Trung tâm kiểm nghiệm để kiểm tra ATTP là 512 mẫu, trong đó: - Số mẫu test nhanh là 443 mẫu, gồm: 290 mẫu Giò chả để kiểm tra chất cấm là Borax (Hàn the); 73 mẫu Rau các loại để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 40 mẫu Nước tiểu heo kiểm tra chất cấm Sabutamol, 40 mẫu Tôm, mực, Cá đông lạnh kiểm tra formon. Không phát hiện vi phạm. - Số mẫu gửi đến Trung tâm kiểm nghiệm là 69 mẫu, gồm: 24 mẫu Giò chả kiểm nghiệm Hàn the; 06 mẫu Rau, 02 mẫu quả kiểm nghiệm hàm lượng Nitrat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; 16 mẫu Hạt điều kiểm nghiệm chỉ tiêu độc tố nấm Aflatoxin B1, Aflatoxin B1, B2, G1, G2; 09 mẫu Cà phê kiểm nghiệm chỉ tiêu hàm lượng cafein và độc tố nấm Ochratoxin A; 08 mẫu tôm kiểm nghiệm các tạp chất Agar, tinh bột PVA (Polyvinyl alcohol) và CMC (Carboxymethyl cellulose); 04 mẫu hải sản (cá). Trong 69 mẫu gửi đến trung tâm kiểm nghiệm, có 45 mẫu không phát hiện vi phạm về ATTP, âm tính với chất cấm và tạp chất CMC, có 02 mẫu dương tính với chất cấm và 02 mẫu dương tính với tạp chất CMC. Các cơ sở vi phạm về ATTP đã được xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định và tịch thu tiêu hủy tang vật là Hàn the. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 119 triệu đồng đã nộp Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Phước. Đồng thời, qua công tác thanh tra, đã tuyên truyền, vận động chủ các cơ sở không tái phạm về ATTP, đặt biệt là không sử dụng Hàn the trong sản xuất, kinh doanh Nem, Giò chả. 2. Thuận lợi Để đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự có quan tâm chỉ đạo xát xao của Đảng bộ Sở, Ban giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước đối với công tác Thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thực phẩm nông lâm sản và thủy sản nói riêng. Mặt khác, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đã khắc phục tình trạng thiếu cơ chế quản lý, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ các quy định của pháp luật, góp phần tạo sự ổn định và phát triển cho doanh nghiệp. Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia các tổ chức quốc tế và tiếp cận với các phương thức quản lý an toàn thực phẩm được dễ dàng hơn giúp cho các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nông lâm sản, và thủy sản cải tiến các phương thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn ATTP của Quốc gia, trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, các chủ thể, người lao động tham gia trong lĩnh vực thực phẩm nông lâm sản và thủy sản cũng có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, tầm quan trọng trong việc chấp hành pháp luật về ATTP. 3. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thanh tra cũng có những khó khăn, như: - Hệ thống các văn bản pháp luật còn có sự chồng chéo về đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Riêng Ngành Nông nghiệp thực hiện 03 nội dung cùng một đối tượng hoạt động trong lĩnh vực ATTP nông lâm sản và thủy sản, gồm: Thanh tra chuyên ngành, đánh giá phân loại và giám sát về ATTP trong lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản. - Ngân sách phân bổ để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ATTP nông lâm sản và thủy sản còn hạn chế. Nguồn sử phạt vi phạm hành chính từ lĩnh vực ATTP chưa thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, cụ thể là “...cho phép các địa phương sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và xét thấy thực sự cấp bách mới bổ sung kinh phí từ ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, trang thiết bị kỹ thuật, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn; tổ chức, cá nhân vi phạm phải trả chi phí xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn”. /uploads/news/2019_12/duong.jpg Đoàn thanh tra kiểm tra cơ sở chế biến hạt điều - Sự phát triển không ngừng của đời sống, dân số ngày càng tăng và đô thị hóa mạnh mẽ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng là áp lực lớn lên công tác quản lý, đặt biệt là công tác thanh tra ATTP trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Thực trạng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Nông lâm sản và thủy sản ở tỉnh Bình Phước cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Công nghệ chế biến lạc hậu, lực lượng lao động trong lĩnh vực thực phẩm nông lâm sản và thủy sản chủ yếu là người nông dân tại địa phương, làm theo thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, nên kiến thức về ATTP còn hạn chế. - Đối tượng thanh tra chịu nhiều áp lực về số lần thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh. Thái độ hợp tác của đối tượng được thanh tra không tuân thủ theo quy định, mặc dù đã được tuyên truyền, hướng dẫn và vận động nhưng vẫn cố tình không duy trì, không chấp hành các điều kiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Đặc biệt, còn sử dụng Hàn the trong sản xuất Giò chả. 4. Giải pháp Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn. Một số giải pháp để công tác Quản lý nhà nước về lĩnh vực thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đạt hiệu quả hơn, đặt biệt là trong công tác thanh tra chuyên ngành về ATTP nông lâm sản và thủy sản. - Các cấp có thẩm quyền phải hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý ATTP nông lâm sản và thủy sản đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Xử lý các nội dung chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ATTP nông lâm sản và thủy sản. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như cập nhật về kiến thức ATTP nông lâm sản và thủy sản cho lực lượng công chức. - Cấp kinh phí từ nguồn ngân sách kịp thời để đảm bảo công tác thanh tra chuyên ngành, công tác tuyên truyền, vận động và cập nhật kiến thức về ATTP. Nguồn xử phạt vi phạm hành chính từ lĩnh vực ATTP thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác thanh tra, ưu tiên các cuộc thanh tra đột xuất về lĩnh vực ATTP nông lâm sản và thủy sản và trong quá trình thanh tra phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về lĩnh vực ATTP. Xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm phải theo định hướng của Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT và trình Giám đốc Sở phê duyệt đúng quy định./.
Tác giả bài viết: Hồ Quang Đường
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng