Quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm, Chi trả dịch vụ môi trường rừng là động lực để hoàn thành mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

Thứ hai - 15/01/2018 21:48 1.247 0
Bình Phước là tỉnh miền núi ở vùng Đông Nam Bộ, hiện có 173.214 ha đất lâm nghiệp, chiếm 25,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, phối hợp chặt chẽ với các địa phương và tác động rất lớn từ nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được những kết quả khả quan như: Ngăn chặn hoàn toàn nạn phá rừng lấn chiếm đất, không để xảy ra cháy rừng, tích cực kiểm tra ngăn chặn việc khai thác lâm sản trái phép…
1. Thành tíchh trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Có thể nói quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm trong các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng chính phủ và chi trả dịch vụ môi trường rừng là động lực để thực hiện nhiệm vụ. Xác định được vai trò của công tác quản lý bảo vệ rừng cùng với quyết tâm đẩy lùi hoàn toàn nạn phá rừng làm rẫy, giảm thiểu tối đa việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, ngay từ đầu năm 2017, Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong năm đồng thời triển khai đến từng phòng, đội và các Hạt kiểm lâm để tổ chức thực hiện. Qua đó toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được các đơn vị chủ rừng quản lý bảo vệ tốt, trong năm 2017: + Không xảy ra tình trạng lấn chiếm đất rừng, giảm 100% về số vụ và diện tích thiệt hại (năm 2016 có 4 vụ phá rừng, diện tích thiệt hại 0,47 ha) + Không xảy ra cháy rừng, giảm 100% về số vụ và diện tích thiệt hại (năm 2016 có 7 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại 14,741 ha) + Xảy ra 11 vụ khai thác trái phép, lâm sản thiệt hại 21,875 m3 (VQG Bù Gia Mập: 3 vụ, thiệt hại 13,214 m3; Ban QLRPH Tà Thiết: 2 vụ, thiệt hại 2,987 m3; Công ty Cao su Sông Bé: 3 vụ, thiệt hại 2,41 m3; Công ty Cao su Bình Phước: 1 vụ, thiệt hại 0,836 m3; Ban QLRPH Bù Đăng: 2 vụ, thiệt hại 2,401 m3), so với năm 2016 giảm 18 vụ vị phạm, lâm sản thiệt hại giảm 39,428 m3 + Thực hiện trồng, chăm sóc 482,45 ha rừng trồng thay thế (chăm sóc 462,41 ha; trồng mới 20,04 ha). 2. Nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là động lực để thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Để có được thành tích trong công tác bảo vệ và phát triển rừng nêu trên, ngoài sự nỗ lực của toàn ngành lâm nghiệp còn có đóng góp rất lớn từ nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 24/5/2017, trong năm 2017, tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức chi 12,9 tỷ cho các đơn vị chủ rừng để tổ chức quản lý bảo vệ 51.647 ha rừng (250.000 đồng/ha/năm) đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân qua đó: - Tạo nguồn tài chính ổn định góp phần đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và phát triển rừng, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước. - Nguồn thu cho người lao động nhất là các cộng đồng dân cư, cán bộ quản lý bảo vệ rừng được nâng cao góp phần xóa đói giảm nghèo ổn định cuộc sống, từ đó người làm nghề rừng yên tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. - Góp phần vào đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông nội vùng, qua đó người dân trong vùng rừng nhận thức được lợi ích trong việc quản lý bảo vệ rừng, đồng thời thông qua công tác tuyên truyền, vận động nên nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được nâng cao từ đó hạn chế các hành vi gây tổn hại đến rừng. Việc hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nêu trên đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh trong năm qua. 3. Giữ vững những thành tíchh đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng và tập trung trồng rừng thay thế là nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trong năm 2018. Với sự nỗ lực của toàn ngành lâm nghiệp cùng những lợi ích thiết thực từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh trong năm qua đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác phát triển rừng, nhất là trồng rừng thay thế còn gặp nhiều khó khăn về quỹ đất. Do vậy, trong năm 2018 ngành lâm nghiệp quyết tâm giữ vững những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời tập trung trồng rừng thay thế, lưu ý triển khai thực hiện trồng rừng bán ngập ven các hồ thủy điện, thủy lợi ở địa phương. Theo chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp & PTNT giao tại Công văn số 10102/BNN-TCLN ngày 29/11/2016, trong năm 2017 tỉnh Bình Phước phải thực hiện trồng 500 ha cho các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích công cộng, phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên do không bố trí được nguồn vốn và không có quỹ đất trống là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ để trồng rừng nên năm 2017 tỉnh Bình Phước không thực hiện được nội dung trồng rừng thay thế theo chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. Để có quỹ đất bố trí cho công tác trồng rừng thay thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động rà soát các diện tích đất trống là đất bán ngập để tổ chức trồng rừng. Tuy nhiên do diện tích đất bán ngập nằm ngoài đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của các công ty thủy điện, công ty thủy nông nên không đủ tiêu chí để bố trí vốn từ nguồn ngân sách và nguồn các doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng rừng đã nộp tiền trồng rừng thay thế. Để khắc phục những khó khăn trên, Sở Nông nghiệp đã báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương trồng rừng thay thế trên diện tích này và được Thủ tướng chấp thuận tại Thông báo số 41/TB-VPCP ngày 25/01/2017 của Văn phòng Chính phủ đồng thời tổ chức rà soát diện tích đất bán ngập có thể trồng rừng, đề xuất loài cây trồng phù hợp, lập Quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng và Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng làm cơ sở để thực hiện trồng khoảng 3.000 ha rừng bán ngập. Theo kế hoạch trong năm 2018 sẽ hoàn thành việc rà soát diện tích rừng bán ngập và tổ chức trồng khoảng 500 ha rừng theo chỉ tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. Với những thành tích đã đạt được trong năm 2017 với sự quan tâm của chính quyền các cấp. Năm 2018 ngành lâm nghiệp tỉnh quyết tâm giữ vững thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng đồng thời hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng theo nhiệm vụ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Long
Nguồn tin: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây điều

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây