Hội nghị Tổng kết ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2022

Thứ hai - 16/01/2023 21:13 248 0
Ngày 13/01, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023.
Tham dự Hội nghị có Ban Giám đốc Sở, lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở; đại diện lãnh đạo các sở, ngành; UBND các phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố.

Năm 2022 là năm phục hồi sau những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, ngành Nông nghiệp và PTNT Bình Phước hoạt động sản xuất trong bối cảnh cả nước có nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn còn tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát...
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp &PTNT, ngành Nông nghiệp và PTNT với tinh thần nội lực, thận trọng, đổi mới tư duy tiếp cận và xử lý vấn đề. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp, bà con nông dân trong tỉnh chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, linh hoạt thích ứng với diễn biến của thị trường nông sản, chủ động xử lý sớm dịch bệnh cây trồng, khoanh vùng dập dịch bệnh trên vật nuôi. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất và sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, hữu cơ . . . Nên ngành Nông nghiệp Bình Phước đã giữ ổn định, phục hồi nhanh sau đại dịch covid19. Nhờ vậy thực hiện thắng lợi đạt và vượt một số chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2022, đạt mức tăng trưởng cao, góp phần vào tăng trưởng chung của tỉnh, bảo đảm an sinh xã hội.
 
PGĐ Sở Hoàng Mạnh Thường báo cáo tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị PGĐ sở Hoàng Mạnh Thường cho biết giá trị sản xuất Nông Lâm nghiệp và Thuỷ sản năm 2022 (giá cố định 2010) đạt 34.599,7 tỷ đồng tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm chung toàn tỉnh đạt 75,6%. 09 xã nông thôn mới nâng cao phấn đấu về đích trong năm 2022. Tỷ lệ các hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,8%. Cụ thể đối với từng lĩnh vực:
Về trồng trọt: Tốc độ tăng GTSX ngành trồng trọt tăng 0,4%; tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng đều ở mức hại nhẹ ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.
 Về chăn nuôi và thú y: Tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi đạt 32,7%; đã thu hút đước nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn. Hiện nay, đã có 06 huyện, thị xã được Cục Thú y công nhận vùng ATDB trên gia cầm. Không xảy ra các loại dịch bệnh phổ biến. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.780 ha, giảm 30 ha so với năm 2021. Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản ước đạt: 3.231 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 2.896 tấn; sản lượng khai thác 335 tấn.
Về Bảo vệ và Phát triển rừng:
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện nay là 172.009,45 ha trong đó đất có rừng là 156.662,59 ha.Độ che phủ của rừng trên toàn tỉnh là 23,02%.
Các biện pháp bảo vệ phòng chống chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật và ngăn chặn khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản trái pháp luật đã được thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra, truy quét được tăng cường ở những khu vực điểm nóng phá rừng khai thác rừng trái phép. Trong năm 2022 xảy ra 53 vụ, Lâm sản tịch thu: 17,064 m3, thu nộp ngân sách: 727.142.005 đồng.
Toàn tỉnh đã thực hiện trồng được 319.958 cây xanh các loại.
Về thủy lợi – Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 73 công trình thủy lợi vừa và nhỏ các loại, trong đó có 62 hồ chứa vừa và nhỏ, 09 đập dâng, 01 trạm bơm và 01 hệ thống kênh sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn. Với năng lực thiết kế tưới là 9.286 ha; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt với công suất 133.642 m3/ngày đêm. Kết quả sản xuất, phục vụ tưới đến nay đạt: 6.939 ha (đạt 75,04% công suất thiết kế) và cấp nước sinh hoạt 10,106 triệu m3/năm (đạt 20,71% công suất thiết kế).
Năm 2022, tỷ lệ dân số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,8%, tăng 0,4% so với năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm.
Về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và OCOP:
Hiện toàn tỉnh là 73/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 09 xã đang thẩm định. Năm 2022 thực hiện được 400 km đường bê tông xi măng theo cơ chế đặc thù, đạt 78,7% kế hoạch.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Đăng ký đánh giá phân hạng được 51 sản phẩm  03 sao và 04 sao cấp tỉnh đạt 113% so với kế hoạch năm 2022.
Về thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hành động số 17-CTr/TU giao cho Sở Nông nghiệp &PTNT chủ trì.
Đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các Kết luận, Chính sách, Đề án, như sau: Xây dựng chính sách hỗ trợ mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hỗ trợ các hợp tác xã; Xây dựng Quy định về quản lý cung cấp giống vật tư nông nghiệp khắc phục tình trạng phân bón, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng giả, kém chất lượng.  Đề án phát triển hệ thống bảo quản sau thu hoạch; Đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; Đề án “Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và Đề án Nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
       Hiện nay còn 02 Đề án: Đề án Tái cơ cấu toàn diện phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và Đề án Quản lý, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch: đã thông qua báo cáo UBND tỉnh, đang trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Giám đốc Sở Phạm Thụy Luân phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hôi nghị Giám đốc Sở Phạm Thụy Luân cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đối với ngành nông nghiệp năm qua; phối hợp của các sở, ban, ngành và các địa phương, ghi nhận những ý kiến tại Hội nghị. Tromg năm qua với giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực thấp, vật tư nông nghiệp tăng cao do lạm phát, biến đổi khí hậu những khó khăn, hạn chế, tuy nhiên ngành nông nghiệp và PTNT vẫn hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, tốc độ tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Trong năm 2023, ngành nông nghiệp sẽ khắc phục những khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các bộ, ngành giao, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: hoàn thành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Sở tại Chương trình 17 của Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Phạm Thụy Luân cho rằng nếu biết cách vận dụng tốt những chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thì đây cơ hội để khẳng định vai trò, vị thế của ngành Nông nghiệp. Song song với đó các phòng, ban, đơn vị cần ra soát lại toàn bộ những nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh uy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh giao để hoàn thành trong thời gian tới.
Giám đốc Sở Phạm Thụy Luân chụp hình lưu niệm với các cá nhân, đơn vị được khen thưởng
Cũng tại Hội nghị Ban Giám đốc Sở đã trao giấy khen, bằng khen cho các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay9,774
  • Tháng hiện tại180,805
  • Tổng lượt truy cập5,958,227
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây