Kỷ niệm 07.5

Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do

Thứ năm - 15/08/2019 02:49 337 0
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, đến nay, chúng ta đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do, trong đó đặc biệt là 02 Hiệp định thế hệ mới gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2019 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp được ký kết tới đây. Các Hiệp định này sẽ có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng trong thời gian tới. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cải cách thể chế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thanh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm trong nước. Đây là cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức và rủi ro, nếu không nỗ lực chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và mất thị trường ngay trên sân nhà Việt Nam. Những thách thức đặt ra với nông sản Việt Nam đó là sự gia tăng cạnh tranh với hàng nhập khẩu do hàng rào thuế dần được cắt giảm. Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với quy định SPS (các biện pháp kiểm dịch động, thực vật) và TBT (các biện pháp kỹ thuật), hay quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng chặt chẽ và cao hơn khi giảm thuế. Việt Nam sẽ phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin. Doanh nghiêp phải tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu không chỉ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ví dụ như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, giới…những thách thức nói trên sẽ là động lực để ngành nông nghiệp phát triển. Điều đó đòi hỏi cả chính phủ, khu vực nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và người dân phải vào cuộc. Trong đó, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, doanh nghiệp phải liên kết sản xuất theo chuỗi, người dân phải đổi mới tư duy sản xuất… Để chủ động thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo trong thời gia tới ngành nông nghiệp và PTNT cần tập trung triển khai các nhiệm vụ sau: - Toàn ngành Nông nghiệp và PTNT chủ động rà soát để tích hợp các nội dung của 02 Hiệp định CPTPP và EVFTA vào nội dung triển khai của các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển ngành, đặc biệt đối với Chương trình Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các Chương trình phát triển lĩnh vực sản xuất, chế biến như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. - Chủ động xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, nông dân phù hợp với cam kết quốc tế.

Tác giả bài viết: Trịnh Yến

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Phước Long-Bù Gia Mập:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay5,509
  • Tháng hiện tại75,202
  • Tổng lượt truy cập4,759,284
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây