Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Thứ năm - 27/05/2021 22:49 421 0
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, sáng ngày 27/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Xuân Đông đồng chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Cục Thú y, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020; đến ngày 25/5/2021, dịch bệnh đã xảy ra tại 2.306 xã của 32 tình, thành phố với tổng số 60.176 con gia súc mắc bệnh và 9.539 con gia súc chết và tiêu hủy.Dịch bệnh xảy ra nặng nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, sau đó đến Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Hiện nay, cá nước có 1.388 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 200 huyện của 27 tỉnh, thành phố vói 48.465 con gia súc mắc bệnh và 7.027 con gia súc chết và tiêu hủy.Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN& PTNT, Cục Thú y đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai phòng, chống dịch một cách đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đã cho phép 2 doanh nghiệp nhập khẩu 3 loại vắc-xin sản xuất tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập với hơn 4,12 triệu liều nhằm cấp bách phòng chống dịch.Theo đó, từ tháng 12/2020 đến nay, toàn quốc đã tiêm phòng được trên 2 triệu liều vắc-xin tại 33 tỉnh, thành phố và 28 cơ sở chăn nuôi lớn. Dự kiến trong thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu thêm hơn 3 triệu liều, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm phòng của các địa phương.Tại Hội nghị, đại diện các địa phương và Cục Thú ý đều đánh giá và nhận định đây là dịch bệnh nguy hiểm. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao nếu không dập được dịch nhanh. Bên cạnh đó, công tác ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn do hiện nay thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển; một số địa phương chưa triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chưa thực hiện nghiêm việc công bố dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; chưa có kế hoạch, chưa bố trí kinh phí phòng chống dịch, đặc biệt là kinh phí mua vắc xin Viêm da nổi cục thấp, trong khi cần tối thiểu 21 ngày sau tiêm phòng vắc xin mới có đáp ứng miễn dịch phòng bệnh hiệu quả…Các địa phương tham gia kiến nghị, đề xuất một số nội dung trọng tâm như: nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh VDNC; nhanh chóng bổ sung bệnh VDNC vào danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vắc-xin phòng bệnh VDNC để cung ứng đủ cho các địa phương; kiện toàn lại hệ thống thú y cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển… /uploads/news/2021_05/a.jpg Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến về phòng, chống bệnh VDNC trên trâu bò tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: MARD)Tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, để đảm bảo mục tiêu "kép" vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng chăn nuôi, các địa phương cần sớm phê duyệt kinh phí, xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC. Từ thực tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trong thời gian qua cho thấy, nếu các địa phương thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn gia súc thuộc diện tiêm thì có thể góp phần ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đến nay tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh VDNC rất chậm. Tỷ lệ gia súc chết và tiêu hủy do bệnh VDNC cách đây một tuần chỉ khoảng 10% gia súc mắc bệnh nhưng đến nay đã là 16%.Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến đưa ra với các địa phương là cần tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định; có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục bao gồm kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% số gia súc thuộc diện tiêm; chi trả công tiêm vắc xin, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc môi trường. Bên cạnh đó cần tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu bò và các sản phẩm từ trâu bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò qua biên giới không rõ nguồn gốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây