Giải phóng bình phước

Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021

Thứ tư - 05/05/2021 03:04 348 0
Sáng 28/4, tại Tp. Cần Thơ đã diễn ra “Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Tp. Cần Thơ tổ chức.
Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ ngành trung ương, lãnh đạo UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố và trên 150 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản của cả nước. Đây là hội nghị toàn quốc đầu tiên tập trung chuyên sâu vào một trong những nút thắt, động lực còn nhiều dư địa phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh mới, là hoạt động thiết thực của ngành nông nghiệp nhằm triển khai nhanh chóng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào cuộc sống và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 tập trung vào giá trị gia tăng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021. Tại Hội nghị, đã tập trung đánh giá tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới đan xen nhiều thách thức và cơ hội. Đặc biệt, trong sự biến đổi linh hoạt và nhanh chóng xu thế công nghệ chế biến của thế giới. Vấn đề ứng dụng công nghệ số vào tối ưu hóa sản xuất, tài nguyên trong chế biến nông sản của thế giới và hướng tiếp cận với Việt Nam. Áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hiện nay nông sản trong nước có 20 - 30% thông qua chế biến xuất khẩu. Trong khi đó Đài Loan họ có gần 80% nông sản thông qua chế biến mới bán ra thị trường. So sánh hai con số nói trên giữa hai nước, từ đó ngành nông nghiệp chúng ta phải có phương án chủ động nông sản qua chế biến tạo ra giá trị gia tăng. Tại Hội nghị cũng chia sẻ những xu hướng thị trường nông sản thế giới và các vấn đề đặt ra về sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn, các vấn đề liên quan đến xây dựng, bảo hộ thương hiệu và hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề mở cửa thị trường nông sản tạo tín hiệu dẫn dắt, xung lực mới nhằm hoàn thiện thể chế, tăng hiệu quả thực thi và sự liên kết trong thị trường. Hội nghị cũng là cơ hội kết nối các địa phương, doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản nhằm tìm hướng đi mới cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam với chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh ngày càng được nâng cao. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, hội nghị toàn quốc về chế biến và thị trường nông sản cần được tổ chức định kỳ hàng năm, luân phiên tại các địa phương để thúc đẩy chế biến, bảo quản và thị trường nông sản của từng vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, từng địa phương. Đây là diễn đàn đối thoại chính sách, tham vấn chính sách và cập nhật các xu hướng mới, để chúng ta cùng tiếp cận, cùng chia sẻ, cùng hợp tác và tổ chức thực hiện tốt, nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị của bộ, lãnh đạo UBND, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương xem thị trường là yếu tố quyết định đến sự sống còn của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiếp tục quan tâm định hướng phát triển thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. /uploads/news/2021_05/a.hoan_1.jpg Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Hiện Việt Nam xếp thứ 17 về xuất khẩu nông lâm thủy sản trên thế giới: kim ngạch năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD tuy nhiên mới chiếm 1,95% giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản của thế giới, chính vì vậy, thị trường thế giới với 7,8 tỷ người (số liệu 9/2020) với nhu cầu tiêu thụ nông lâm thủy sản rất lớn, sẽ còn nhiều dư địa để Việt Nam phát triển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn các bộ, ngành liên quan, các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phối hợp tập trung thực hiện 10 giải pháp để giải quyết các “nút thắt”, phát triển mạnh mẽ thị trường nông sản trong thời gian tới. Đó là tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ và EU. Tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm nông sản bao gồm: hoa quả tươi, rau, thủy sản, tổ yến, thịt các loại vào thị trường Trung Quốc. Mở rộng thị trường sang những nền kinh tế có cơ cấu sản phẩm bổ sung với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh kinh tế Á-Âu, khối thị trường Halal, châu Phi, ASEAN...

Tác giả bài viết: Lê Quốc Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay5,133
  • Tháng hiện tại86,466
  • Tổng lượt truy cập4,558,346
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây