Chào mừng 30.4

Hội nghị phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Thứ năm - 05/11/2020 21:36 361 0
Ngày 04/11/2020, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y đã chủ trì hội nghị "Phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò”.
Tham dự hội nghị có các đơn vị trong Bộ NN&PTNT; đại diện Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa trở ra; đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội chăn nuôi đại gia súc. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, không loại trừ khả năng bệnh đã xuất hiện ở các địa phương khác nhưng chưa được phát hiện nên nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Bệnh không lây sang người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; qua vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh; sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh xảy ra theo mùa, đặc biệt khi thời tiết ấm, côn trùng hoạt động mạnh. Bệnh gây giảm mạnh sản lượng sữa, giảm sinh sản, sảy thai, viêm da, gia súc có thể chết. Đến nay tại Việt Nam đã phát hiện bệnh ở 13 xã, tổng số gia súc mắc bệnh là 232 con bò, trong đó đã chết 19 con (Lạng Sơn có 5 ổ dịch và tỉnh Cao Bằng có 8 ổ dịch). Theo ông Pawin Padungtod, điều phối viên cấp cao, đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam, bệnh VDNC có tỷ lệ tử vong thấp nhưng có tác động quan trọng đến kinh tế vì gây suy nhược kéo dài ở động vật mắc bệnh nặng; giảm tăng trọng, ngừng sản xuất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn, viêm vú, vô sinh ở bò đực, sảy thai; hạn chế về thị trường, thương mại do cấm vận chuyển, buôn bán. /uploads/news/2020_11/hn.jpg Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận hội nghị Có năm điểm mấu chốt của việc phòng và loại trừ bệnh VDNC là: nhận thức cao và phát hiện sớm, hạn chế hoặc cấm hoàn toàn vận chuyển gia súc; tiêu hủy; tiêm phòng; kiểm soát véc-tơ truyền bệnh. Hiện nay, trên thế giới đã có vắc-xin phòng bệnh VDNC, có thể dùng vắc-xin đậu dê để phòng bệnh VDNC bởi vì chủng vi rút gây bệnh VDNC cùng họ với vi rút gây bệnh đậu, có mức tương đồng kháng nguyên và gen di truyền. Tại hội nghị, đại diện các địa phương đã nêu những khó khăn trong việc tiêu hủy gia súc bệnh vì gia súc có khối lượng lớn, giá trị kinh tế cao, đặc biệt đối với các hộ khó khăn; vì vậy đề nghị Bộ NN&PTNT: - Xem xét lại phương án xử lý tiêu hủy toàn bộ trâu bò có biểu hiện bệnh và kết quả xét nghiệm dương tính với VDNC. - Sớm mua và nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng bệnh VDNC. - Hỗ trợ các tỉnh hóa chất khử trùng và tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Kết thúc hội nghị, ông đã nhấn mạnh: Để phòng, chống, đẩy lùi, thanh toán dịch bệnh, cần thực hiện nghiêm túc công điện khẩn số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 của Bộ NN&PTNT về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò. Đặc biệt cần: - Phát hiện sớm và xử lý nhanh, triệt để. - Tăng cường công tác phòng bệnh, chú trọng chăm sóc nuôi dưỡng, diệt côn trùng, vệ sinh khử trùng, cách ly. - Phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát nội địa và nhập khẩu. - Các đơn vị trong Bộ: Cục Thú y chỉ đạo các Chi cục Chăn nuôi, Thú y các tỉnh công tác phòng chống dịch bệnh. Theo khuyến cáo của FAO về việc dùng vắc-xin đậu dê để phòng bệnh VDNC, cần đánh giá hiệu quả sau khi dùng vắc-xin. Thành lập các đoàn kiểm tra, đưa ra các kịch bản phòng chống dịch bệnh. Trung tâm KNQG cần tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến ngay cho người dân nhận biết, phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. - Các địa phương đã có dịch bệnh, cần phổ biến, tuyên truyền ngay để người dân biết phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không bán chạy, buôn bán, giết mổ trâu, bò có dấu hiệu bị bệnh, cần báo cáo với chính quyền địa phương để tổ chức các biện pháp đồng bộ, phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Các địa phương chưa có dịch bệnh, cần tăng cường công tác phòng bệnh, lên kế hoạch sẵn sàng ứng phó dịch bệnh.

Tác giả bài viết: BBT (gt)

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,473
  • Tháng hiện tại81,563
  • Tổng lượt truy cập4,644,706
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây