Hội nghị trực tuyến toàn quốc

Thứ tư - 26/02/2020 02:37 514 0
Sáng ngày 21/02, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Bình Phước, dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, PGĐ Sở Trần Văn Lộc và đại diện lãnh đạo một số các sở, ban, ngành, đoàn thể: Kế hoạch Đầu tư, Công thương, Khoa học công nghệ, Ngân hàng nhà nước; Hội Nông dân cùng đại diện một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến điều.Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 10 năm trở lại đây cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm. Cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều khâu của chuỗi sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, đã nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của toàn ngành.Cụ thể, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5%-7%. Hiện nay, tại nhiều địa phương đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Về cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay, trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/ha canh tác. Đối với cây lúa, đến năm 2019, cả nước có số lượng máy kéo tăng 48%, máy gặt đập liên hoàn tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%. Nhiều khâu sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, một số khâu đạt mức độ cao. Cụ thể: khâu làm đất bằng máy tăng lên 95%; khâu gieo sạ và cấy lúa đạt 45%, trong đó cao nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; khâu thu hoạch đạt 70%. Đối với các cây trồng khác như: mía, ngô, chè, cà phê, các vùng rau thâm canh, tỷ lệ cơ giới hóa đạt từ 70 - 90%... Cả nước hiện có hơn 7.800 doanh nghiệp cơ khí, trong đó có 95 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng, gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp….Tại Hội nghị, một số doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản tiêu biểu như Thaco Trường Hải, Tập đoàn Sữa TH true Milk…chia sẻ một số kinh nghiệm trong công nghiệp chế biến nhất là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến kết hợp với mở rộng thị trường toàn cầu.Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề: Công nghiệp chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra cho khâu sản xuất nguyên liệu, gia tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến còn thấp; chất lượng sản phẩm chưa ổn định, còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, dây chuyền thiết bị cũ, lạc hậu; năng lực tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; cơ chế chính sách thiếu linh động... Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở một số khâu còn thấp; có cơ chế chính sách nhưng thiếu nhất quán; chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua vay vốn ngân hàng còn nhiều thủ tục rườm rà, lãi suất còn cao...Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp là nội dung cơ bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản. Trên cơ sở kiến nghị của một số đại biểu, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo về việc cho vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất; yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phát triển ngành chế tạo máy và sản xuất vật liệu phụ trợ nhằm thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh chuyển giao kết quả đề tài khoa học công nghệ; xây dựng và hình thành các cụm nghiên cứu, đào tạo, sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái; quan tâm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến nông sản. Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Xây dựng khung pháp lý cũng như có chính sách hỗ trợ giao dịch đất nông nghiệp nhằm tích tụ đầu tư vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung./.
Tác giả bài viết: Ngô Bích Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây